Vào nội dung chính
HY LẠP-BẦU CỬ

Cử tri Hy Lạp trước cuộc bỏ phiếu lịch sử

Cả Châu Âu theo dõi bầu cử tại Hy Lạp. Gần 10 triệu cử tri nước này được kêu gọi bầu lại Quốc hội. Các phòng phiếu mở cửa từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối hôm nay, 25/01/2015. Kết quả sơ khởi dự trù được công bố nội trong ngày.

Ông Alexis Tsipras, lãnh đạo đảng đối lập cực tả Syriza, bỏ phiếu tại Athens, Hy Lạp, 25/01/2015
Ông Alexis Tsipras, lãnh đạo đảng đối lập cực tả Syriza, bỏ phiếu tại Athens, Hy Lạp, 25/01/2015 REUTERS
Quảng cáo

Đảng cựu tả Syriza, chống chính sách khắc khỏ của Châu Âu, liên tục dẫn đầu các cuộc thăm dò, nhưng không có triển vọng chiếm được đa số tuyệt đối trên tổng số 300 đại biểu Quốc hội. 

Theo các cuộc thăm dò dư luận đảng Syriza do ông Alexis Tsipras, 40 tuổi, lãnh đạo đang dẫn đầu trước đảng Dân chủ Mới thuộc khuynh hướng bảo thủ của Thủ tướng mãn nhiệm Antonis Samaras. 

Nội các của Thủ tướng Samaras bị chỉ trích nhượng bộ quá nhiều bộ ba nhà tài trợ quốc tế - Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để đổi lấy gói hỗ trợ 240 tỷ đô la từ năm 2010. Hệ quả là sáu năm liên tiếp, GDP của Hy Lạp bị sụt giảm, tỷ lệ thấp nghiệp lên tới hơn 25 %. 

Trong khi đó đảng cực tả Syriza đòi quốc tế xóa bớt nợ cho Hy Lạp và hứa hẹn chấm dứt các biện pháp khắc khổ gây khốn khó cho đời sống của người dân hàng ngày và tạo ra khủng hoảng trong xã hội.

Đi bỏ phiếu sáng nay tại Athènes, lãnh đạo đảng Syriza Alexis Tsipras tuyên bố :

« Tất cả những ai đến phòng phiếu làm bổn phận công dân hôm nay đều nắm giữ phần nào vận mệnh đất nước. Chúng ta đang đứng trước một sự chọn lựa rất rõ ràng. Đó là Hy Lạp có chấp nhận hay không để các nhà tài trợ trở lại Athènes, tiếp tục đòi chúng ta phải thi hành những gì mà chính quyền Samaras đã cam kết, nghĩa là đòi tiếp tục cải tổ chế độ hưu bổng, cắt giảm thêm nữa tiền hưu trí, giảm mức lương của người lao động và bắt chúng ta phải đóng thuế thêm.

Nói cách khác cử tri có chấp nhận hay không để cho chính sách khắc khổ tiếp tục tàn phá đất nước của chúng ta. Chúng ta có cơ hội để đòi Châu Âu nhìn nhận những nỗ lực của người dân Hy Lạp. Chúng ta có cơ hội đòi Hy Lạp phải được ổn định về mặt xã hội.

Chúng ta có quyền đòi được tham gia vào tương lai Châu Âu, và được đối xử bình đẳng. Tôi lạc quan và tin tưởng vào ngày lịch sử hôm nay ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.