Vào nội dung chính
MÔI TRƯỜNG

2015, năm quyết định cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Năm 2015 phải chăng sẽ là một bước ngoặc lịch sử trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ? Chỉ còn chưa tới một năm để 195 quốc gia thương lượng và đạt đến một hiệp định quốc tế tại Paris.  

Đài quan sát  Amazon Tall Tower Observatory (ATTO)  thu thập dữ liệu về khí thải, nguồn nước, thời tiết . Ảnh chụp ngày 9/01/ 2015.
Đài quan sát Amazon Tall Tower Observatory (ATTO) thu thập dữ liệu về khí thải, nguồn nước, thời tiết . Ảnh chụp ngày 9/01/ 2015. REUTERS/Bruno Kelly
Quảng cáo

Theo lời ông Hans Joachim Schellnhuber, giám đốc Viện Postdam, chuyên về các vấn đề khí hậu, tại cuộc họp thượng đỉnh Paris cuối năm 2015, gần 200 quốc gia sẽ cố đạt mục tiêu đưa hành tinh chúng ta theo hướng giảm lượng khí thải để hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, bởi vì nếu nhiệt độ tăng quá 2°C, khí hậu trên Trái đất sẽ bị đảo lộn nghiêm trọng, với những hậu quả khôn lường.

Theo các chuyên gia, nếu không đưa ra những biện pháp mới, từ đây đến cuối thế kỹ này, nhiệt độ trên hành tinh chúng ta sẽ tăng thêm từ 4 đến 5°C, có nghĩa là các hiện tượng khí hậu kinh khủng sẽ diễn ra thường xuyên hơn, gây nguy hiểm cho an ninh lương thực và khiến dân cư các nước sẽ phải ồ ạt di tản.

Với tư cách nước chủ nhà, Pháp sẽ chủ trì các cuộc thảo luận và như vậy sẽ đảm nhận một trách nhiệm lịch sử. Sáu năm sau thất bại ê chề của hội nghị thượng đỉnh Copenhague, tháng 12/2015 là thời điểm cuối cùng mà cộng đồng quốc tế đã ấn định để đạt đến một thỏa thuận. Hiệp đinh mới kể từ năm 2020 sẽ thay thế nghị định thư Kyoto, hiệp định chỉ mang tính ràng buộc đối với các nước giàu trong việc giảm lượng khí thải gây hiệu ứng lồng kính.

Từ năm 2009 đến nay, năm nào cũng diễn ra một hội nghị quốc tế để cố đạt đến sự đồng thuận giữa 195 quốc gia, nhưng bao giờ cũng thất bại. Tuy vậy, đã có một số dấu hiệu cho thấy tình hình đã khả quan hơn. Vào tháng 11 vừa qua, tổng thống Barack Obama đã loan báo mục tiêu mới giảm lượng khí thải cho năm 2025. Trung Quốc cũng cam kết giảm lượng khí thải từ đây đến năm 2030. Về phần Liên hiệp châu Âu thì cam kết đến năm 2030 sẽ giảm 40% lượng khí thải so với năm 1990.

Các nước giàu cũng chính là những nước gây ô nhiễm trầm trọng, bởi vì Trung Quốc ( 27%), Hoa Kỳ ( 14% ), Liên hiệp châu Âu ( 9,6% ), Ấn Độ ( 5,8% ), Nga ( 5% ) phát ra hơn 60% lượng khí thải hiện nay. Cho nên, những cam kết nói trên rất đáng lạc quan.

Nhưng nhiều câu hỏi còn đang được đặt ra : Hiệp định Paris có sẽ mang tính bắt buộc thi hành ? Làm cách nào huy động được 100 tỷ đôla hàng năm để giúp các nước nghèo chống hiện tượng khí hậu nóng lên ? Và nhất là làm sao phân chia những nỗ lực một cách công bằng giữa các nước giàu với các nước nghèo.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.