Vào nội dung chính
ĐỨC - HY LẠP

Thủ tướng Đức muốn Hy Lạp ra khỏi khối euro ?

Theo tuần báo Đức Der Spiegel, Thủ tướng Angela Merkel chủ trương Hy Lạp nên rời khỏi khu vực đồng euro nếu đảng Syriza, cánh tả cực đoan, giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối tháng. Lập trường của Thủ tướng Đức gây nhiều tranh cãi tại Berlin.

Theo báo chí Đức, Thủ tướng Merkel tìm cách tăng áp lực lên cử tri Hy Lạp, không nên bỏ phiếu cho đảng cực tả - REUTERS /Kai Pfaffenbach
Theo báo chí Đức, Thủ tướng Merkel tìm cách tăng áp lực lên cử tri Hy Lạp, không nên bỏ phiếu cho đảng cực tả - REUTERS /Kai Pfaffenbach
Quảng cáo

Thông tín viên đài RFI, Nathalie Versieux cho biết thêm chi tiết :

« Theo tạp chí Der Spiegel, bà Merkel và liên minh cầm quyền dường như đang xem việc Hy Lạp chia tay với khu vực đồng euro là điều không tránh khỏi nếu như đảng Syriza lên cầm quyền. Báo chí Đức cho rằng Thủ tướng Đức cũng như bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaüble, đang tìm cách gia tăng áp lực lên cử tri Hy Lạp. Berlin muốn thuyết phục công luận Hy Lạp không nên bỏ phiếu cho ông Alexis Tsipras, lãnh đạo đảng Syriza thuộc cánh cực tả.

Tựu chung, nước Đức lo ngại trong trường hợp đảng này giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào ngày 25/01/2015, chính quyền mới tại Athènes sẽ không tuân thủ các thỏa thuận mà Hy Lạp đã cam kết với các nhà tài trợ quốc tế.

Có điều, ngay trên chính trường Đức đang bị chia rẽ trước việc Thủ tướng Merkel gián tiếp can thiệp vào hoạt động chính trị của Hy Lạp. Ngay trong nội bộ đảng CDU của bà Merkel, một lãnh đạo đảng này cho rằng, không một ai muốn Hy Lạp chia tay với khu vực đồng euro.

Cho dù, nếu như kịch bản đó có xảy ra ở thời điểm này, hậu quả sẽ không nghiêm trọng như là vài ba năm trước đây. Về phần mình, đảng Xã hội Dân chủ SPD công khai phản đối thái độ của Thủ tướng Merkel. Chỉ riêng có đảng AFD có khuynh hương bài châu Âu tán đồng lập trường của Thủ tướng Đức ».

Về phần Tổng thống Pháp, phát biểu trên đài France Inter sáng nay (05/01/2015) ông François Hollande nhấn mạnh : Cử tri Hy Lạp hoàn toàn tự do chọn lựa những người lãnh đạo đất nước và quyết định ở lại hay bước ra khỏi khu vực đồng euro thuộc về quyền định đoạt của Hy Lạp. Khác với Berlin, Paris tránh can thiệp vào nội bộ chính trị của Athènes.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.