Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị tố cáo luôn mạnh tay với người da đen

Đăng ngày:

Nhiều thành phố Mỹ bị chấn động vì các cuộc biểu tình hàng ngày trong hai tuần lễ chống hành động bạo lực của cảnh sát gây cái chết cho bốn người da đen trong vòng năm tháng. Một kết quả điều tra nội bộ tố giác tình trạng yếu kém trong ngành cảnh sát ở Cleveland nơi một trẻ em da đen chơi súng giả bị bắn chết. Nhưng hình ảnh nước Mỹ đã bị tổn thương.  

Biểu tình trước trụ sở cảnh sát Ferguson  tiểu bang Missouri, ngày 5/12/2014 phản đối tệ phân biệt đối xửu và bạo lực cảnh sát.
Biểu tình trước trụ sở cảnh sát Ferguson tiểu bang Missouri, ngày 5/12/2014 phản đối tệ phân biệt đối xửu và bạo lực cảnh sát. REUTERS/Jim Young
Quảng cáo

Thứ hai 08/12 vừa rồi, trên đài truyền hình của cộng đồng người Mỹ đa đen Black Entertainment Television, Barack Obama vừa nhân danh tổng thống Mỹ vừa lên tiếng với tư cách thành viên của cộng đồng da màu tố giác nạn kỳ thị màu da “vẫn còn bám rể” tại Mỹ.

Barack Obama tuyên bố những tiến bộ ngày nay chưa đủ. Người da đen gương mẫu phải được đối xử xứng đáng mà kẻ lỡ phạm sai lầm cũng phải được đối xử công bình như những công dân khác. Cựu tổng thống George W Bush cũng lên án tương tự :  " Dù đạt được nhiều tiến bộ nhưng những sự kiện mới đây cho thấy cần phải tranh đấu nhiều hơn nữa bài trừ nạn kỳ thị". Sở dĩ công luận và chính giới Mỹ bày tỏ sự tức giận vì chỉ trong vòng có 5 tháng mà có 4 vụ cảnh sát viên gây cái chết cho 4 người da đen trong đó có hai thiếu niên.

Trừ vụ “nổ súng không cố ý” ngày 20/11 được xác nhận ở New York làm thiệt mạng Akai Gurley, 28 tuổi, mà viên cảnh sát gốc Hoa Peter Liang đang chờ quyết định của bồi thẩm đoàn, trong ba vụ còn lại, ba cảnh sát viên da trắng đều không bị truy tố: Tamir Race, 12 tuổi, ngày 22/11 tại Cleveland (Ohio), Mike Brown, 17 tuổi ở Ferguson (Missouri) và Eric Garner, tháng 7 tại Staten Island, New York.

Để phản đối bạo lực cảnh sát và bất bình vì thủ phạm không bị truy tố, hàng loạt cuộc biểu tình đã diễn ra tại nhiều thành phố nhưng cường độ bạo động dữ dội nhất là ở Ferguson mà trong số các cơ sở kinh doanh bị đốt có hàng quán của cộng đồng người Việt bị vạ lây.

Một kết quả điều tra nội bộ tại Cleveland suốt 18 tháng, trước vụ Tamir Rice bị bắn, mà bộ trưởng tư pháp Eric Holder công bố khẩn cấp hồi thứ năm tuần trước khẳng định “cơ quan cảnh sát Cleveland tự đặt mình trong một hệ thống sử dụng vũ lực quá đáng. Đây là hậu quả của tình trạng khiếm khuyết kinh niên , phương pháp huấn luyện lỗi thời và do không quan tâm đến cộng đồng”.

Cảnh sát Cleveland từ nay bị theo dõi chặt chẽ đến mức cảnh sát da trắng than phiền bị phân biệt đối xử so với đồng nghiệp da đen. Câu hỏi đặt ra là tại sao cảnh sát Mỹ có thể nổ súng một cách dễ dàng? Tại sao nước Mỹ bầu một tổng thống da đen, có một vị bộ trưởng tư pháp da màu nhưng tình trạng kỳ thị vẫn còn bám rể làm tổn thương hình ảnh Hoa Kỳ ? Chính quyền trung ương và địa phương đã và sẽ có những biện pháp cụ thể ra sao để làm yên lòng dân chúng ?

Từ Houston, nhà báo Hà Ngọc Cư, ban biên tập hệ thống báo Ngày Nay phân tích qua phần phỏng vấn sau đây.

" Nước Mỹ là nước của tam quyền phân lập. Ông bộ trưởng tư pháp đứng đầu tư pháp. Ông Tổng thống là tổng thống của nước Mỹ chứ không phải là tổng thống của người đa đen. Tổng thống không có quyền can thiệp vào ngành tư pháp cho nên khi xảy ra vụ Mike Brown thì tổng thống Obama nói rằng chúng ta phải tôn trọng quyết định của bồi thẩm đoàn, ông không có quyền can thiệp.

Bộ trưởng Eric Holder cũng không có quyền can thiệp vào quyết định của Bồi thẩm đoàn…"

14:19

Nhà báo Hà Ngọc Cư

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.