Vào nội dung chính
KINH TẾ - NGA

Nga bị thiệt hại 40 tỷ đô la do trừng phạt kinh tế của phương Tây

Matxcơva nhìn nhận : hiện tượng giá dầu hỏa sụt giảm và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây gây nhiều thiệt hại tài chính cho nước Nga. Theo điện Kremly trong một năm qua, 140 tỷ đô-la vốn đầu tư nước ngoài đã rời khỏi Liên bang Nga.

Một người bán hàng rong ở St-Petersbourg ngày 12/11/2014. Giá cả tại Nga tăng cao do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Một người bán hàng rong ở St-Petersbourg ngày 12/11/2014. Giá cả tại Nga tăng cao do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Reuters
Quảng cáo

Trong bản tin ngày 24/11/2014, hãng tin ITAR-TASS trích lời Bộ trưởng Tài chính Nga, Anton Silouanov nêu lên khoản thiệt hại 40 tỷ đô la do tác động trực tiếp của các đợt trừng phạt kinh tế mà Mỹ và Châu Âu đã ban hành để trừng phạt Nga can thiệp vào Ukraina và từ đầu khủng hoảng Ukraina tới nay, hơn 140 tỷ đô la vốn đầu tư ngoại quốc đã chạy khỏi nước Nga.

Giới quan sát cho rằng hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ do Matxcơva can thiệp vào khủng hoảng Ukraina đã đẩy kinh tế Nga sát bờ vực thẳm, đồng rúp mất giá gần 1/3 so với đồng euro.

Dù vậy Matxcơva khẳng định : kinh tế Nga không bị đe dọa cho dù « chính sách trừng phạt của Âu Mỹ gây khó khăn cho Nga » vào lúc giá dầu trên thế giới đang giảm mạnh. Trong một năm qua, dầu hỏa mất giá 30 %, khiến Matxcơva bị thất thu trên dưới 100 tỷ đô la.

Phát biểu ngày hôm qua 23/11/2014, Tổng thống Putin đã tìm cách trấn an công luận và giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của việc dầu hỏa trên thế giới tuột giá. Ông coi đó là một sự phối hợp giữa Mỹ với Ả Rập Xê Út để « triệt hạ » một đối thủ. Nhưng chủ nhân điện Kremlin nói luôn : tính toán đó của Washington không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Nga, tăng trưởng của quốc gia này vẫn tăng chứ không giảm.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.