Vào nội dung chính
NGA - QUỐC TẾ - TÀI CHÍNH

Tổng thống Nga tin tưởng đồng Rúp sẽ sớm ổn định

Hôm nay, 10/11/2014, bên lề Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ tin tưởng là đồng Rúp sẽ sớm ổn định, sau khi đồng tiền Nga bị mất tới một phần tư giá trị, kể từ đầu năm tới nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng đỉnh APEC 2014, Bắc Kinh, ngày 10/11/2014.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Thượng đỉnh APEC 2014, Bắc Kinh, ngày 10/11/2014. REUTERS/China Daily
Quảng cáo

Theo Tổng thống Nga, « người ta nhận thấy hiện nay đang có các hoạt động đầu cơ về tỷ giá hối đoái, tôi tin rằng điều này sẽ sớm chấm dứt, bởi vì các các Ngân hàng Trung ương Nga đã tiến hành các biện pháp đối phó với các nhà đầu cơ ». Ông Putin cho rằng việc đồng Rúp bị mất giá hoàn toàn không phản ánh tình hình kinh tế Nga.

Do bị khủng hoảng Ukraina và giá dầu lửa trên thế giới sụt giảm, từ đầu năm tới nay, đồng tiền Nga đã bị mất tới một phần tư giá trị so với đồng Euro và gần một phần ba so với đồng đô la Mỹ. Trong tuần trước, đồng Rúp bị mất giá tới 10% làm cho người dân Nga lo ngại là sức mua của họ bị sụt giảm. Sau khi tung ra hàng chục tỷ đô la để kiểm soát và giữ giá đồng Rúp mà không thành công, tuần trước, Ngân hàng Trung uơng Nga thông báo sẽ hạn chế tối đa mức độ can thiệp và chỉ ra tay khi xuất hiện mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính của Nga.

Phát biểu này lại càng làm cho thị trường lo ngại và tối thứ Sáu 07/11/2014 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga phải ra thông cáo sẵn sàng « nâng mức can thiệp vào bất cứ lúc nào ». Về phần mình, Tổng thống Putin cố tìm cách trấn an và tuyên bố rằng « các cơ quan tài chính đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết » và Matxcơva không có ý định « hạn chế các luồng di chuyển vốn ».

Việc đồng Rúp bị mất giá giúp làm tăng phần thu ngân sách, chủ yếu nhờ xuất khẩu dầu lửa được thanh toán bằng ngoại tệ và nhờ vậy, các ngành công nghiệp Nga sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn. Tuy nhiên, đồng tiền mất giá sẽ làm tăng lạm phát, hiện vượt quá mức 8% và làm giảm đáng kể mức tiêu thụ vào thời điểm, kinh tế Nga đang bên bờ vực suy thoái.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.