Vào nội dung chính
THÁNH CHIẾN

Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết ngăn chặn làn sóng thánh chiến nước ngoài

Để đấu tranh chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, hôm qua, 24/09/2014, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết ngăn chặn làn sóng thánh chiến nước ngoài tới Syria và Irak, gia nhập các tổ chức khủng bố. Một khi hồi hương, những kẻ tham gia thánh chiến còn là một mối đe dọa khủng bố đối với các quốc gia này. Cuộc bỏ phiếu tại Hội Đồng Bảo An đã diễn ra một cách long trọng, với sự chứng kiến của 28 nguyên thủ quốc gia.

Cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2014.
Cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 24/09/2014. REUTERS/Adrees Latif
Quảng cáo

Từ New York, đặc phái viên RFI Anne Corpet gửi về bài tường trình :

« Chủ tịch Hội Đồng Bảo An đếm số phiếu thuận. Toàn bộ các thành viên của Hội Đồng Bảo An đã thông qua văn bản này. Nghị quyết 2178 yêu cầu các nước ngăn chặn các công dân của mình tham gia vào các tổ chức khủng bố ở nước ngoài. Để tránh khả năng bị trừng phạt, các nước sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi luật lệ quốc gia để trừng trị nghiêm khắc những kẻ muốn tham gia lực lượng thánh chiến.

Theo Tổng thống Barack Obama, trong những năm vừa qua, đã có khoảng 15 ngàn chiến binh thuộc 80 nước, đã tham gia các tổ chức khủng bố. Sau cuộc bỏ phiếu, nguyên thủ Mỹ cảnh báo : Nếu chỉ có các ý định tốt thì chưa đủ, cần phải biến thành hành động.

Về phần mình, Tổng thống Pháp François Hollande, nhấn mạnh đến sự đồng thuận của Hội Đồng Bảo An. Ông nói : Nghị quyết này rất quan trọng, bởi vì văn bản này thể hiện sự nhất trí, không chỉ của Hội Đồng Bảo An, mà của toàn bộ các nước, bởi vì tất cả chúng ta đều liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố.

Trong khi đó, lãnh đạo nhiều nước Châu Phi cho biết một số tổ chức cực đoan hoạt động trên lục địa Châu Phi cũng tuyển mộ các chiến binh nước ngoài ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.