Vào nội dung chính
THANH CHIẾN

Cả thế giới được huy động chống thánh chiến nước ngoài

Hôm nay 24/9/2014, trong khóa họp Đại hội đồng Liên hiệp Quốc tại New York, các lãnh đạo thế giới được huy động tìm ra phương cách cùng nhau chống các lực lượng thánh chiến nước ngoài. Trong khí đó liên quân chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo do Mỹ dẫn đầu tiếp tục các cuộc oanh kích mới vào tổ chức EI.  

Một khu vực được cho là của quân thánh chiến ở Syria, trước và sau khi bị Mỹ oanh kích ngày 23/09/2014.
Một khu vực được cho là của quân thánh chiến ở Syria, trước và sau khi bị Mỹ oanh kích ngày 23/09/2014. REUTERS/US Department of Defense/Handout
Quảng cáo

Theo tổ chức Quan sát nhân quyền tại Syria, từ đêm hôm qua đến rạng sáng hôm nay, các đợt không kích của liên quân đã nhắm vào các vị trí và các tuyến đường tiếp viện cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại khu vực của người Kurdistan tại Syria. Hoa Kỳ cũng đã thông báo tiến hành ba đợt oanh kích mới, hai ở Syria và một ở Irak. Các đợt tấn công này đã phá hủy và làm thiệt hại nhiều phương tiện của lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo.Chống thánh chiến nước ngoài là một khía cạnh mới trong cuộc chiến toàn cầu chống các tổ chức Hồi giáo cực đoan do Mỹ và các nước đồng minh chủ trương.

Tổng thống Mỹ, hiện đang ở tuyến đầu trong chiến dịch tấn công vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria, sẽ có bài phát biểu khai mạc phiên họp Đại hội đồng hôm nay. Tiếp sau đó ông sẽ chủ trì một cuộc họp đặc biệt tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thông qua một nghị quyết ràng buộc nhằm ngăn chặn làn sóng « chiến binh chống khủng bố nước ngoài ».

Thu hút các chiến binh đến từ khắp nơi trên thế giới về các vùng xung đột ở Trung cận Đông, các lực lượng thánh chiến đang trở thành mối lo lớn cho các quốc gia trong vùng đồng thời các chiến binh thánh chiến còn là mối đe dọa tiềm tàng với các quốc gia xuất xứ của chiến binh thánh chiến một khi các đối tượng đó trở về nước.

Theo ước tính của một trung tâm nghiên cứu quốc tế tại Luân Đôn thì hiện có khoảng 12 nghìn chiến binh nước ngoài từ đến từ 74 nước để gia nhập các tổ chức Hồi giáo cực đoan tại Irak và Syria. Sức huy động chiến binh nước ngoài này của làn sóng thánh chiến được cho là lớn nhất từ sau cuộc chiến tranh Afghanistan.

Đa số các chiến binh thánh chiến đến từ vùng Trung Đông và Bắc Phi, nhưng số lượng đến từ các nước châu Âu đang có xu hướng tăng. Hiện con số này khoảng 2.000 người, theo cơ quan chống khủng bố châu Âu.
Nghị quyết dự kiến thông qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, quy định trừng phạt trong trường hợp không tôn trọng nội dung văn kiện, yêu cầu các chính phủ phải có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tuyển mộ và đi lại của các cá nhân có ý đồ ra nước ngoài nhằm « lên kế hoạch hoặc tham gia vào các hoạt động khủng bố ».

Nghị quyết đề nghị tất cả các nước thành viên trừng phạt nặng với các chiến binh thánh chiến nước ngoài và những cá nhân chịu trách nhiệm tuyển mộ, cung cấp tài chính cho các tổ chức thánh chiến. Đồng thời nghị quyết kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống thánh chiến nước ngoài.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.