Vào nội dung chính
KINH TẾ - THẤT NGHIỆP

Ngân hàng thế giới : Khủng hoảng việc làm sẽ kéo dài

Hôm 09/09, Ngân hàng Thế giới vừa công bố một báo cáo, phối hợp với Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OCDE, cho thấy nạn thất nghiệp đang phổ biến trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục trầm trọng hơn, đe dọa triển vọng tái thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, theo người phụ trách Ngân hàng Thế giới về vấn đề này, « không có phép mầu nào » để vực dậy tình hình.

Xếp hàng tìm việc làm, Madrid, 23/01/2014.
Xếp hàng tìm việc làm, Madrid, 23/01/2014. REUTERS/Andrea Comas
Quảng cáo

Hơn 100 triệu người thất nghiệp tại các nước G20 (chiếm hơn 90 GDP và 2 phần 3 dân số toàn cầu) hiện nay, trong khi đó 447 triệu người tại các nước này sống với thu nhập ít hơn 2 đô la/ngày, được coi là « lao động nghèo ».

Bản báo cáo được công bố nhân cuộc họp của Bộ trưởng Lao động việc làm của nhóm G20 tại Úc, dự kiến từ nay đến năm 2030, phải tạo thêm 600 triệu việc làm mới để đáp ứng nhu cầu dân số tăng.

Một điều đáng lo ngại nữa là, bất bình đẳng về lương và thu nhập đang ngày càng mạnh tại nhiều nước G20, bất chấp sự tiến bộ của Brazil hay Nam Phi. Nhìn chung, việc làm mới sẽ được tạo ra tại các nước đang trỗi dậy như Trung Quốc, Ấn Độ, hơn là tại các nước phát triển nhất. Nhưng ngay cả đối với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, triển vọng của việc làm cũng không đáng lạc quan.

Cũng theo nghiên cứu nói trên, tăng trưởng kinh tế sẽ ở mức thấp, trong khi đó tình trạng việc làm ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ và đầu tư. Lương thực tế tại nhiều quốc gia thành viên G20 đang dậm chân tại chỗ, thậm chí tụt lùi.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.