Vào nội dung chính
LƯƠNG THỰC

Hơn 1 tỷ tấn lương thực phí phạm hàng năm trên thế giới

Hôm nay 11/09/2013, Cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc FAO báo động có hơn một tỷ tấn lương thực lãng phí hàng năm trên thế giới, tức tương đương với 1/3 lượng sản xuất, tốn kém khoảng 750 tỷ đô la, tác động đối với môi trường cũng không ít.

Trái cây và rau quả là những mặt hàng thường bị lãng phí (DR)
Trái cây và rau quả là những mặt hàng thường bị lãng phí (DR)
Quảng cáo

Tổng giám đốc FAO, ông José Graziano da Silva, trình bày báo cáo về vấn đề này, cảnh báo sự lãng phí ở quy mô lớn như vậy ảnh hướng đến an ninh lương thực và an ninh nói chung. Theo ông, không thể để 1/3 lương thực sản xuất trên thế giới bị phí phạm hay mất đi do cách làm không đúng, trong lúc mà 870 triệu người bị thiếu ăn.

Tác động trên môi trường của việc phí phạm, mất mát lương thực này cũng không nhỏ : theo báo cáo, hàng năm số lượng lương thực sản xuất nhưng không tiêu thụ này ngốn một lượng nước tương đương vói lưu lượng sông Volga ở Nga, và thải ra 3,3 tấn khí gây hiệu ứng lồng kính.

Việc phí phạm lương thực theo FAO diễn ra trong suốt dây chuyền từ khâu sản xuất, trữ hàng, di chuyển, phân phối đến tiêu thụ.

Nhìn chung, 54% lương thực mất mát là ở khâu sản xuất, chuyên chở, trữ hàng, 46% bị mất trong các khâu chế biến, phân phối và tiêu dùng.

Nhìn từng vùng, vùng gọi là "Châu Á công nghiệp hóa", Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, lượng rau cải và ngũ cốc lãng phí tính theo đầu người hàng năm, trung bình là 200 kí lô.

Các nước đang phát triển lãng phí nhiều là ở khâu sản xuất, ngược lại các vùng thu nhập cao, phí phạm là ở các khâu bán lẻ và người tiêu dùng phí phạm.

Trong bối cảnh tài nguyên ngày càng giới hạng, dân số thế giới gia tâng, vấn đề giới hạn lãng phí lương thực trở nên cấp bách.

Ngoài việc cải tiến phương thức sản xuất, FAO cũng khuyên thực hiện một số biện pháp, như không vứt bỏ mà tái sử dụng dưới hình thức khác : phân phối lại số dư thừa, chế biến lại thành thức ăn gia súc v.v... như Anh Quốc đã làm.

Trong khâu bán lẻ cho người tiêu dùng, FAO nêu thí dụ Tây Ban Nha. Tại nước này, có một dây chuyền cửa hàng bán rau quả theo số lượng mà người mua cần, không khuyến khích, "ép" mua nhiều để rồi vứt đi sau đó.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.