Vào nội dung chính
HOA KỲ

Thảm sát Newtown khơi dậy cuộc tranh luận dằng dai về vũ khí tại Mỹ

Điều số 2 trong Hiến pháp Mỹ cho phép người dân võ trang súng đạn để phòng thân và bảo vệ quốc gia. Quyền căn bản này đã bị giới sản xuất vũ khí và truyền thống của dân Mỹ làm cho không thể lay chuyển được.Vụ thảm sát ở Newtown, giết chết 20 học sinh và 8 người lớn kể cả hung thủ, làm nổi dậy làn sóng chống thương mại vũ khí tự do. Nhưng từ hành pháp đến lập pháp dường như không hội đủ nghị lực chính trị.

Dân Mỹ tập hợp trước Nhà trắng yêu cầu tổng thống can thiệp (REUTERS)
Dân Mỹ tập hợp trước Nhà trắng yêu cầu tổng thống can thiệp (REUTERS)
Quảng cáo

Tổng thống Barack Obama đã rơi nước mắt khi hay tin 20 học sinh tử vong trước họng súng của một thanh niên 20 tuổi trong vụ thảm sát tại thành phố Newtown, bang Connecticut,  vào ngày thứ sáu vừa qua 14/12/2012, một tuần lễ trước khi các học sinh bãi trường chào đón lễ Giáng Sinh.

Thị trưởng New York, ông Michael Bloomberg lập tức kêu gọi lãnh đạo Nhà trắng nhanh chóng « đưa một dự luật cấm vũ khí » đến Quốc hội. Tuy nhiên, công luận Mỹ không đồng thuận tăng cường luật định giới hạn việc mua bán vũ khí cá nhân tại một quốc gia có 300 triệu dân nhưng có gần 200 triệu khẩu súng tại gia.

Vũ khí cá nhân là phương tiện được sử dụng để gây ra cái chết cho 31.000 người trong năm 2009 không kể 18.000 vụ tự tử.

Phe chống tu chính hiến pháp viện cớ quyền tự vệ, bảo vệ gia đình là một quyền thiêng liêng. Thêm vào đó, kỹ nghệ chế tạo súng đạn sử dụng mọi hình thức vận động hành lang gây sức ép khiến cho nhiều đời tổng thống Mỹ như Bill Clinton và Barack Obama hiện nay phải do dự. Nhà báo Phạm Trần phân tích Từ Washington DC.

02:26

Nhà báo Phạm Trần, Washington DC

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.