Vào nội dung chính
BAHRAIN

Phe đối lập Barhain bác bỏ đề nghị đối thoại với chính quyền

Tại thủ đô Manama của Barhein hôm nay (19/2/2011), mặc dù lực lượng cảnh sát đã tìm cách giải tán, nhưng hàng trăm người biểu tình vẫn kéo đến quảng trường trung tâm thủ đô ngay sau khi quân đột rút xe tăng và quân lính xa khỏi nơi đây. Các công đoàn tại Bahrein đã kêu gọi tổng đình công kể từ ngày mai.

Người biểu tình vẫn kéo đến quảng trường trung tâm thủ đô (AFP)
Người biểu tình vẫn kéo đến quảng trường trung tâm thủ đô (AFP)
Quảng cáo

Quân đội đã triệt thoái ra khỏi Manama theo lệnh của hoàng thái tử Salman ben Hamad Al-Thani, với tư cách phó tổng tư lệnh tối cao lực lượng vũ trang Barhein. Đây là một trong những điều kiện mà phe đối lập đưa ra để có thể đối thoại với chính quyền.

Phe đối lập Barhein hôm nay đã bác bỏ đề nghị đối thoại do hoàng thái tử đưa ra, đòi là trước tiên, chính phủ phải từ chức, ngoài việc quân đội rút khỏi quảng trường Manama, nơi mà binh lính đã nổ súng vào đoàn biểu tình tối hôm qua, khiến hàng chục người thiệt mạng. Theo tin giờ chót, để gia tăng áp lực lên chính quyền, các công đoàn tại Bahrein đã kêu gọi tổng đình công kể từ ngày mai.

Còn tại Yemen, một sinh viên đã bị trúng đạn chết và 5 người khác bị thương trong một vụ đụng độ với những người ủng hộ chế độ, khi những người này định tấn công vào khuôn viên trường Đại học Sanaa. Đây là lần đầu tiên có ngưòì chết tại thủ đô Sanaa từ khi bắt đầu phong trào thanh niên sinh viên Yemen biểu tình chống chế độ của tổng thống Ali Abadallah Saleh cách đây một tuần. Biểu tình bị đàn áp dữ dội nhất là tại Aden, thành phố lớn ở miền Nam, nơi đã có 9 người thiệt mạng kể từ thứ tư.

Nhưng máu đổ nhiều nhất là tại Libya. Theo tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch, số người chết trong các vụ bạo loạn ở nước này đã vượt quá 80. Cho tới nay, năm ngày kể từ khi bắt đầu phong trào biểu tình chưa từng có ở nước này, lãnh tụ Libya Kadhafi, cầm quyền từ năm 1969 đến nay, vẫn chưa chính thức liên tiếng. Nhưng những uỷ ban cách mạng, cột trụ của chế độ, hôm qua đã doạ sẽ tấn công các đoàn biểu tình.

Hôm nay, chưởng lý Libya đã ra lệnh điều tra về những vụ bạo động. Trong khi tình hình tại thủ đô Tripoli yên tĩnh trở lại thì tại miền Đông Libya, phong trào phản kháng có vẻ nhưng đang biến thành cuộc nổi dậy, vì có tin là người biểu tình đã kiểm soát thành phố Al-Baida. Lực lượng an ninh Libya hiện đang đóng chung quanh thành phố này.

Hiện giờ ở Libya, các mạng xã hội Facebook và Twitter vẫn bị chặn, không thể truy cập được. Việc truy cập vào các trang mạng khác cũng rất chậm hoặc không thể được. Báo chí chinh thức của Libye thì vẫn hoàn toàn không đề cập đến các cuộc biểu tình chống chính phủ.

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.