Vào nội dung chính
HY LẠP - AI CẬP - THỔ NHĨ KỲ

Vùng đặc quyền kinh tế biển : Hy Lạp, Ai Cập vận động chống Thổ Nhĩ Kỳ

Hôm qua, 01/12, 2019, ngoại trưởng Hy Lạp Nikos Déndias và đồng nhiệm Ai Cập Sameh Choucri họp tại Cairo, nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế chống lại chính quyền Ankara, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ ký một nghị định thư với chính quyền Libya (Bắc Phi) về việc xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trên biển.

Ngoại trưởng Chypres Nikos Christodoulides (T), đồng nhiệm Hy Lạp Nikos Dendias (G) và Ai Cập Sameh Shoukri.
Ngoại trưởng Chypres Nikos Christodoulides (T), đồng nhiệm Hy Lạp Nikos Dendias (G) và Ai Cập Sameh Shoukri. Dimitrios PANAGOS / PIO / AFP
Quảng cáo

Thông tín viên Alexandre Buccianti tường trình từ Cairo :

''Nhìn từ Ai Cập, Hy Lạp và đảo Chypre – ba quốc gia vốn đoàn kết với nhau qua các thỏa thuận hợp tác chính trị, quân sự và đặc biệt là khí đốt, thì nghị định thư mà Thổ Nhĩ Kỳ ký kết với Libya đồng nghĩa với việc chính quyền Ankara làm như thể ba quốc gia này không tồn tại.

Các vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia được xác định dựa trên chiều dài của vùng ven biển, và kể từ đó, kéo dài thành một hình tam giác, cho phép xác định khu vực đặc quyền kinh tế.

Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở phía đông bắc Địa Trung Hải, còn Libya nằm ở phần giữa bờ nam Địa Trung Hải. Giữa hai quốc gia này là Ai Cập, Hy Lạp và đảo Chypres. Có nhiều mỏ khí đốt với trữ lượng khổng lồ, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của ba quốc gia nói trên.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Libya ký kết một thỏa thuận chia sẻ vùng đặc quyền kinh tế, điều đó có nghĩa là các khu vực mà các bên yêu sách sẽ chồng lấn nhau. Theo Chính quyền Athens, đây là ''một sự xâm phạm, xét về lô gic và địa lý''.

Trước đây, đã nhiều lần hải quân Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp và cản trở các hoạt động khoan dầu khí trong vùng biển của Ai Cập và Hy Lạp, với lý do đây là những khu vực thuộc quyền của Chypre, cụ thể là của phần lãnh thổ Chypre do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Vấn đề này sẽ có thể là một chủ đề gây bất đồng khác trong một hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO''.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.