Vào nội dung chính
PHÁP - TƯỞNG NIỆM

Pháp tưởng niệm các vụ khủng bố Paris ngày 13 tháng 11

Ba năm sau các vụ khủng bố kinh hoàng ở Paris ngày 13/11/2015, chính phủ Pháp tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân, đi thăm lại sáu địa điểm ở Paris và vùng ngoại ô Saint-Denis, là mục tiêu của cuộc tấn công thánh chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tới dự lễ tưởng niệm các nạn trong vụ khủng bố ở nhà hát Bataclan, Paris, ngày 13/11/2018
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tới dự lễ tưởng niệm các nạn trong vụ khủng bố ở nhà hát Bataclan, Paris, ngày 13/11/2018 REUTERS
Quảng cáo

Tối hôm đó, 9 quân thánh chiến đã tiến hành một loạt vụ khủng bố làm 130 người chết và trên 350 người bị thương.

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cùng với bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner và đô trưởng Paris Anne Hidalgo sáng nay tham dự buổi lễ đầu tiên tại sân vận động Stade de France, nơi ba quân thánh chiến đầu tiên tự kích nổ làm một người chết và mấy chục người bị thương.

Tiếp theo là các quán bar và nhà hàng ở Paris bị xả súng làm 39 người chết : Carillon, Petit Cambodge, Bonne Bière, Comptoir Voltaire, Belle Equipe. Đoạn cuối của hành trình tưởng niệm là nhà hát Bataclan ở quận 11 Paris, nơi 90 khán giả đã bị thảm sát.

Sau đó diễn ra buổi lễ do các hiệp hội nạn nhân Life for Paris 13onze15 tổ chức trước tòa thị chính quận 11 với diễn văn, âm nhạc và thả bóng bay. Cuối cùng là lễ trao tặng các kỷ niệm chương - "huy chương quốc gia tưởng nhớ các nạn nhân khủng bố" được tổ chức tại điện Matignon.

Lần đầu tiên tổng thống Pháp Emmanuel Macron không tham dự hành trình tưởng niệm này. Tuy nhiên lại có sự hiện diện của đô trưởng Luân Đôn Sadiq Khan để bày tỏ tình đoàn kết trước nạn khủng bố: thủ đô Anh quốc cũng là nạn nhân của nhiều vụ tấn công trong năm 2017 và 2018.

Theo một nghiên cứu trên 190 thường dân (con tin, người bị thương, nhân chứng, thân nhân nạn nhân) được công bố hôm nay, đã ba năm trôi qua nhưng 18% vẫn còn trong tình trạng « rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý » (PTSD theo tiếng Anh, ESPT theo tiếng Pháp), và 20% bị trầm cảm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.