Vào nội dung chính
QUỐC TẾ- LIÊN HIỆP QUỐC

Pháp có thêm đồng minh trong Hội Đồng Bảo An

Ngày 08/06/2018, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vừa kết nạp thêm 5 thành viên không thường trực. Trong nhiệm kỳ 2 năm, kể từ ngày 01/01/2019, Nam Phi, Indonesia, Cộng Hòa Dominicana, Bỉ và Đức sẽ tham gia Hội Đồng Bảo An. Pháp phấn khởi trước việc Đức quay lại định chế đa quốc gia này.

Một phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ảnh minh họa.
Một phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ảnh minh họa. REUTERS/Eduardo Munoz
Quảng cáo

Thông tín viên đài RFI Marie Bourreau ghi nhận 5 thành viên mới nói trên bắt tay vào việc trong bối cảnh Hội Đồng Bảo An đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết:

"Một bên là Hoa Kỳ đơn thương độc mã, Anh Quốc đang vướng vào vòng luẩn quẩn Brexit, còn bên kia là nước Nga đang bị cô lập vì vai trò của Matxcơva tại Syria. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và đặc biệt là 5 thành viên thường trực đang bị chia rẽ, bị tê liệt, khi cần tìm ra đồng thuận để giải quyết các khủng hoảng lớn.

Đối với Paris, việc Berlin trở lại Hội Đồng Bảo An trong quy chế thành viên không thường trực là một tin vui. Pháp có thêm được một đồng minh châu Âu có trọng lượng, vào lúc mà nước Anh chuẩn bị rời Liên Hiệp Châu Âu vào tháng 3/2019.

Các nhà ngoại giao cũng hy vọng là Đức sẽ khai thác mối quan hệ đặc biệt với Nga để thúc đẩy hồ sơ Syria và Ukraina. Berlin cũng sẽ là một đối tác then chốn trong việc tìm cách duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ rút lui. Thêm vào đó, Paris cũng có thể trông cậy vào Bruxelles. Cả Đức lẫn Bỉ cùng được bầu vào Hội Đồng Bảo An sau khi Israel không hội đủ số phiếu để hiện diện trong định chế này.

Các thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết nhưng  tiếng nói của họ có trọng lượng hơn so với các thành viên khác của Liên Hiệp Quốc."  

 

 

 

 

 

 

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.