Vào nội dung chính
Tạp chí đặc biệt

Bầu cử tổng thống Pháp 2017 : Những cái nhìn e ngại từ bên ngoài

Đăng ngày:

Gần 47 triệu cử tri Pháp đã bước vào vòng một cuộc bầu cử tổng thống 2017, một kỳ bầu cử đặc biệt với người dân Pháp và thu hút sự chú ý nhiều nhất của dư luận thế giới từ trước tới nay. Từ châu Âu, qua bên kia bờ Đại Tây Dương cho đến châu Á, nhiều ngày qua giới quan sát đều hướng về Pháp nín thở chờ đợi kết quả cuộc bầu cử tổng thống đầy yếu tố bất ngờ và khó đoán định nhất.

Thẻ cử tri và phiếu bầu cử tổng thống Pháp, ngày 23/04/2017.
Thẻ cử tri và phiếu bầu cử tổng thống Pháp, ngày 23/04/2017. RFI / Pierre RENE-WORMS
Quảng cáo

Mười một ứng viên ra tranh cử để cử tri Pháp chọn hai người vào cuộc đua cuối cùng tranh chiếc ghế tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2017-2022. Chưa bao giờ trong lịch sử bầu cử của nước Pháp lại có một kỳ bầu cử tổng thống hứa hẹn nhiều bất ngờ như lần này. Đến sát ngày diễn ra vòng 1, tất cả các cuộc thăm dò dư luận ý định bỏ phiếu đều cho thấy 4 ứng cử viên đang bám đuổi sát nhau trong cuộc đua và cả bốn đều có quyền nuôi hy vọng vào vòng 2.

Trên bình diện quốc tế, kỳ bầu cử tổng thống Pháp 2017 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang có những biến động quan trọng : Nước Anh vừa chính thức triển khai các thủ tục chia tay Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Donald Trump lãnh đạo nước Mỹ với chủ trương bảo hộ kinh tế, đối ngoại cũng như quân sự không thể đoán trước, hồ sơ Syria tiếp tục bế tắc trong vòng kiềm tỏa của nước Nga của tổng thống Vladimir Putin.

Nhìn từ bên ngoài vào, chưa thể trả lời câu hỏi ai sẽ là vị tổng thống Pháp trong tương lai nhưng dư luận báo chí quốc tế đều đã đưa ra nhận định chung đây là kỳ bầu cử mang tính quyết định cho tương lai của Liên Hiệp Châu Âu. Liên Âu là hồ sơ nổi cộm trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp khi mà 8 trên tổng số 11 ứng cử viên đều tỏ rõ quan điểm chống khối này. Đặc biệt hai trong số 4 ứng cử viên ở tốp dẫn đầu các thăm dò dư luận là Marine Le Pen và Jean-Luc Mélenchon là những người sẵn sàng cho một kịch bản đưa Pháp rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu hay khu vực đồng tiền chung châu Âu. Kịch bản tồi tệ đó đã và đang phủ bóng lo âu trên các trang báo cũng như trong chính giới ở những nước như Đức, Ý, Bỉ hay Tây Ban Nha.

Bên kia bờ biển Manche của nước Pháp, nước Anh đang bận rộn với tiến trình Brexit sau cú sốc của cuộc trưng cầu dân ý chia tay với Liên Hiệp Châu Âu, nhưng cuộc bầu cử tổng thống Pháp vẫn cuốn hút giới quan sát chính trị. Đà thăng tiến của ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, những vụ bê bối rắc rối với tư pháp của ứng viên François Fillon, sự trỗi dậy của trào lưu dân túy hay đe dọa khủng bố thường trực… là những mối quan tâm lớn của người Anh về cuộc bầu cử lớn của nước Pháp.

Tâm điểm chú ý của dư luận báo chí Anh những ngày qua với cái nhìn đầy e ngại vẫn là ứng viên Marine Le Pen. Nếu ứng cử viên của đảng Mặt Trận Quốc Gia - FN - thắng cử, thị trường tài chính sẽ lao dốc và « gây sự hỗn loạn trong Liên Hiệp Châu Âu, khiến các cuộc đàm phán về Brexit trở nên khó khăn » cho Luân Đôn, tờ báo The Telegraph bình luận. Còn nhật báo Đức Bild đưa ra kịch bản nếu một trong hai ứng viên Jean-Luc Mélenchon của đảng Nước Pháp Bất Khuất hay Marine của Mặt Trận Quốc Gia thắng cử thì đều sẽ là « cơn địa trấn tuyển cử ».

Với nước Nga của tổng thống Vladimir Putin, một láng giềng đáng gờm và đang bị xa lánh của EU, chủ đề quan hệ với Nga đã được gợi lên nhiều lần trong chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp. Các ứng cử viên tỏ ra rất chia rẽ khi bày tỏ lập trường về Nga và đề cập một cách khá dè dặt, cứ như đó là một vấn đề « nhạy cảm ». Trong khi đó, người Nga lại rất quan tâm đến kỳ bầu cử này của nước Pháp.

Cố gắng tránh để mang tiếng can thiệp vào bầu cử Pháp, truyền thông Nga chỉ bày tỏ mối quan tâm lớn đối với cuộc bầu cử một cách chung chung. Tuy nhiên, không ít tiếng nói của các nhà quan sát Nga cũng bày tỏ hy vọng kỳ bầu cử này sẽ mở ra hướng mới cho quan hệ giữa Paris và Matxcơva, đang nguội lạnh từ sau khủng hoảng Ukraina và xa hơn nữa là hy vọng cải thiện quan hệ Nga với Liên Hiệp Châu Âu .

Hoàng Dung Thông tín viên của RFI Tiếng Việt tại Matxcơva cho biết thêm :

01:43

Thông tín viên Hoàng Dung_Matxcova

Bên kia bờ Đại Tây Dương là nước Mỹ. Quan hệ đồng minh Pháp-Mỹ đã trở nên kín kẽ và khách khí không còn cởi mở kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống. Mối quan tâm đến cuộc bầu cử Pháp chủ yếu ở chính giới Mỹ. Cái nhìn e ngại của giới chính trị Mỹ về cuộc bầu cử khó lường nhất của nước Pháp không phải là ai sẽ thắng cử mà họ quan ngại cuộc bầu cử này lại có thể bị can thiệp từ bên ngoài, giống như với trường hợp của nước Mỹ cách đây chưa đầy nửa năm. Nhà báo Phạm Trần tại Washington cho biết :

03:24

Nhà báo Phạm Trần_Washington

Nước pháp đang trải qua một kỳ bầu cử tổng thống đặc biệt chưa từng có từ trước tới giờ. Còn cử tri Pháp bị đặt trước một sự lựa chọn khó khăn nhất từ trước tới nay. Thế giới thì nhìn thấy ở đây như là một cuộc bầu cửa khó lường và bất trắc nhất. Chỉ có điều chắc chắn duy nhất là ít ngày nữa nước Pháp sẽ có một vị tổng thống mới.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.