Vào nội dung chính
PHÁP - CHÂU ÂU

Đa số dân Pháp vẫn không tin tưởng Châu Âu

Châu Âu, vụ tai tiếng liên quan đến FIFA là hai hồ sơ nổi cộm hôm nay. Cách đây đúng 10 năm, 29/05/2005, trong một cuộc trưng cầu dân ý, cử tri Pháp đã bác bỏ Hiệp định Maastrich, hiệp định về Hiến pháp Châu Âu, quy định cách vận hành mới của Liên Hiệp. Hiến pháp bị bác bỏ với tỷ lệ 54,68%. Ngày mùng một tháng Sáu, đến lược cử tri Hà Lan bác bỏ với tỷ lệ cao hơn nữa : 61%. Đấy là một cú sốc lớn, rất bất ngờ. Dự án thông qua Hiến pháp Châu Âu thất bại. 

Văn bản dự thảo Hiến pháp Châu Âu 2005.
Văn bản dự thảo Hiến pháp Châu Âu 2005. @wikipédia
Quảng cáo

10 năm sau sự kiện này quan điểm người Pháp như thế nào ? Le Figaro khẳng định trong hàng tít trang nhất mở đầu bản tin : Đa số người Pháp vẫn phủ nhận Châu Âu.

Tờ báo nhận thấy là cái nhìn hoài nghi đối với Châu Âu đã gia tăng lên. Trích kết quả cuộc thăm dò mà cơ quan điều tra Ifop thực hiện cho tờ báo, thì nếu Pháp tổ chức lại trưng cầu dân ý về Hiến pháp Châu Âu ngay bây giờ, thì tỷ lệ bác bỏ sẽ là 62%. Khủng hoảng kinh tế, theo tờ báo đã làm nỗi bất bình hoài nghi sâu thêm.

Libération ghi nhận trong hàng tít trang đầu : "Trưng cầu dân ý Châu Âu : Vẫn còn tiếp tục trả giá". Theo Libération, 10 năm sau khi Hiến Pháp Châu Âu bị gần 55% người Pháp bác bỏ, nước Pháp chia thành hai khối hầu như không thể dùng hòa.

Kỷ niệm 10 năm cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp Châu Âu ở Pháp nói trên, trùng lập với quyết định của Anh tổ chức cuộc hỏi ý kiến dân về Châu Âu vào năm 2017. Le Monde cũng trong hàng tựa trang nhất, nêu mối lo ngại : Châu Âu từ cái " không – non " của Pháp đến nỗi lo sợ cái " no " của Anh.

Tờ báo cũng nhìn thấy là 10 năm sau sự kiện gây chấn động và trên nền khủng hoảng đồng tiền chung rõ ràng có hai Châu Âu cùng chung sống. Le Monde nêu các sự kiện làm Châu Âu mất tin tưởng : trước tiên là khủng hoảng tài chính, rồi đến khủng hoảng Hy Lạp... Bão tố chưa dứt.

Le Figaro trong bài xã luận cũng nhắc lại là Anh Quốc sẽ có cuộc hẹn lịch sử trong 2 năm tới đây với Châu Âu qua cuộc trưng cầu dân ý, mà kết quả có thể không tốt lành, và đồng thời nêu câu hỏi đến khi nào các lãnh đạo Châu Âu mới chịu lắng nghe nguyện vọng dân chúng. Phần đông người dân Châu Âu, theo Le Figaro, rất thích khái niệm Châu Âu, chỉ có là họ không thích chút nào cái Châu Âu mà họ có trước mắt.

Người Pháp theo tờ báo, không muốn ra khỏi Liên Hiêp, không bỏ đồng tiền chung, họ vẫn muốn có quân đội chung. Nhưng họ cũng thực tế khi cho là đồng euro là một bất lợi trong thời kỳ khủng hoảng, và không thiết tha giữ lại Hy Lạp. Họ muốn các quốc gia độc lập hơn trên mặt kinh tế.... Bruxelles có vẻ nhắm mắt làm ngơ trước nguyện vọng rất thực tế này.

Le Figaro còn cho rằng một Châu Âu 28 nước quá nặng nề, và đặt câu hỏi tại sao phải sợ một Châu Âu nhiều tốc độ như nhiều người mong muốn. Điều này sẽ cho phép một số quốc gia thành viên tiến nhanh trong những hồ sơ, mà họ tìm thấy lợi ích chung.

Đảng Cộng sản Trung Quốc giáo dục cán bộ bằng cách cho đi tù

Châu Á hôm nay cũng khá được các báo quan tâm. Le Figaro nhìn về Trung Quốc trở lại chủ trương mới trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, với hàng tựa : Đảng Cộng Sản Trung Quốc " giáo dục " cán bộ của mình trong tù. Tờ báo giải thích bên dưới là để chống tham nhũng, lãnh đạo Trung Quốc tổ chức cho cán bộ cao cắp những chuyến viếng thăm trong tù để khuyến khích họ hành sự đúng đắn.

Theo Le Figaro, trong tháng Năm này đã có hơn 70 cán bộ cấp cao đi cùng phu nhân đến thăm viếng các đồng nghiệp bị giam giữ ở nhà tù Shyan, Hồ Bắc, họ đã gặp khoảng 15 người bị tù vì lạm dụng quyền hạn, nhận đút lót. Mục tiêu được nêu bật của các chuyến viếng thăm này là để các viên chức " thấy hệ quả của tham nhũng và phục vụ dân chúng đúng đắn hơn ".

Le Figaro không quên nêu phản ứng của dư luận trên các mạng xã hội xem đấy là " một màn kịck mới lừa dối dân chúng ".

Ấn Độ bắt chẹt Greenpeace

Libération, chú ý đến Ấn Độ đã dùng biện pháp mạnh tài chính đối với các tổ chức môi sinh, để bảo vệ những mỏ than, trung tâm điện lực gây ô nhiễm : biện pháp này là ngăn chặng các tổ chức nhận tiền từ nước ngoài, khiến họ không thể tiếp tục hoạt động.

Tổ chức lớn bị ảnh hưởng đầu tiên là Greenpeace. Cho nên tờ báo nói gay gắt về Ấn Độ, quốc gia " bóp nghẹt tổ chúc Greenpeace để bảo vệ nguồn tài nguyên than của mình ", tựa trang thế giới.

Libération trích giám đốc Greenpeace tại Ấn Độ, Samit Aich, cho biết đã còn tiền để cả trả lương cho nhân viên. Tổ chức đã kiện quyết định của chính phủ.

Cũng may theo Libération, tòa thượng thẩm New Dehli vào hôm thư Tư đã cứu Greenpeace, đã ra lệnh ngưng phong tỏa tài khoản của tổ chức và được phép nhận tiền rót từ ngoài. Nếu không thì tổ chức này  bị nghẹt thở, có lẽ phải ngưng hoạt động vào đầu tháng Sáu.

Nhật : Xu hướng phủ nhận quá khứ quân phiệt bị giới trí thức phản đối mạnh

Ngoài Ấn Độ, báo Libération còn nhìn sang Nhật Bản mà "hàng trăm sử gia Nhật kêu gọi ông Shinzo Abe đối mặt với quá khứ", tựa bài báo trên trang thế giới.

Tác giả bài viết nhận thấy là : chưa bao giờ quá khứ chiếm lĩnh hiện tại như thế ở Nhật. Trong lúc ông Shinzo Abe đang ráo riết tham khảo ý kiến cho bài diễn văn nhân kỷ niệm ngày Nhật đầu hàng trong đệ nhị thế chiến, 15/08/0945, thì hàng trăm sử gia đã công bố một văn kiện kêu gọi nước Nhật đối mặt một cách " chính trực " các nổi đau khổ gây ra cho các "phụ nữ giải sầu".

Văn kiện được 16 hiệp hội, tổ chức có hàng ngàn thành viên ký tên, nhấn mạnh là các "nạn nhân này bị cưỡng bức, biến thành nô lệ tình dục, những quyền cơ bản bị chà đạp".

Libération nhận định là các tác giả đã công bố văn kiện trong bối cảnh hiện tại nước Nhật đang trong xu hướng xét lại, né tránh lịch sử.

Tờ báo trich lời giáo sư Toru Kubo, đại học Shinshu và chủ tịch hội sử gia Nhật, đây không phải là quan điểm của một nhóm người thiên tả hay thiên hữu. Văn kiện trên có thể coi là một hòn đá mới ném vào vườn của thủ tướng Abe.

Đầu tháng 5 này, theo bài báo 200 trí thức đại học Mỹ, và tiếp theo là Châu Âu đã kêu gọi chính phủ Nhật nhìn thẳng vào lịch sử vao có lời nói, hành động thích ứng.

Libération cũng nhắc lại lời thủ tướng Tomiichi Murayama, năm 1995, từng nói đến sự "đô hộ" và hành vi của Nhật và đã ngỏ lời xin lỗi. Năm nay 91 tuổi, ông vừa yêu cầu ông Abe đừng làm "mờ nhạt đi" thái độ hối cải của những người tiền nhiệm trước đây.

Libération chờ đợi xem kết quả vào ngày 15/8/ tới đây.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.