Vào nội dung chính
Tạp chí xã hội

Smartphone và Facebook: Những cách dùng sai lệch của thiếu niên

Đăng ngày:

Điện thoại thông minh giờ gần như là vật bất ly thân đối với con người. Lúc ăn, ngủ, làm việc hay vui chơi lúc nào chúng cũng hiện diện kế bên.

Smartphone công cụ trao đổi thông tin hình ảnh hữu hiệu giữa các bạn trẻ.
Smartphone công cụ trao đổi thông tin hình ảnh hữu hiệu giữa các bạn trẻ. (Photo by Alberto Buzzola/LightRocket via Getty Images)
Quảng cáo

Cùng với những tiện ích mới, các loại smartphone giúp cho con người dễ dàng trao đổi thông tin và thực hiện các mối quan hệ xã hội dễ dàng hơn. Nhất là với công nghệ hiện đại, các loại điện thoại thông minh gần như thay thế các loại máy tính cầm tay, do tính năng có thể truy cập mạng ở bất cứ nơi đâu. Có thể nói điện thoại thông minh giờ giống như là người bạn đồng hành thứ hai, gần như không phân biệt tuổi tác, giới tính hay thành phần xã hội.

Các thăm dò tại Pháp cho thấy đa số các em đã có điện thoại thông minh từ lúc 11-12 tuổi. Trong tổng số 28 triệu điện thoại tại Pháp, có đến 8% số em trong độ tuổi từ 11-15 có truy cập Internet qua smartphone. 70% học sinh trung học đều có ít nhất một tài khoản Facebook hay Snapchat. Do đó, chiếc điện thoại thông minh là công cụ hữu hiệu nhất để các em chia sẻ hình ảnh vidéo hay ảnh chụp với nhau ngay trong sân trường trong giờ giải lao.

Điều đó cũng không có gì là đáng trách. Tồn tại, khẳng định mình cũng là nhu cầu chủ yếu của các em thiếu niên. Khả năng chứng tỏ với người khác là một phương tiện để thỏa mãn nhu cầu đó. Đây cũng là giai đoạn các em đang trong quá trình hình thành nên nhân cách và bản sắc của riêng mình. Các em có xu hướng bắt chước rất nhiều các ngôi sao thần tượng. Tự quay phim về mình, cũng là cách để các em tự hóa thân vào một nhân vật ưa thích của mình, theo như giải thích của ông Madoo Ramjee, hiệu trưởng một trường học cấp 2 tại Paris.

« Điều này cũng giống như là một cách thức mới để tồn tại, tự khẳng định của các em. Các em rất thích bắt chước các diễn viên và nhiều nhân vật điện ảnh nổi tiếng khác. Chính vì vậy, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter … cho phép có được cái nhìn mà các em ao ước ».

Thế nhưng, đàng sau nhu cầu tự khẳng định đó, còn có cả cảm giác « tự sướng », một xu hướng đang dần lan tỏa ở các em thiếu niên, theo như quan sát của nhà tâm lý học, bà Amélie Martin :

« Các em trong độ tuổi này thường rất thích tự thỏa mãn. Điều đó giải thích phần nào nhu cầu tự qua phim mình để rồi lại lên mạng tải chúng về. Xã hội hiện đại hơi giống như một cuộc đua. Các em muốn được trở nên nổi tiếng nhất, dễ mến nhất, được xem nhiều nhất và được ngưỡng mộ nhiều nhất ».

Nhưng chính trong hành trình tìm kiếm bản sắc riêng đó mà giới trẻ có xu hướng tách xa dần các giới hạn, đi tìm một cảm giác mạnh hơn, gây sốc hơn để biết xem cái gì được và không được phép. Đây cũng là lúc các em dễ sa đà theo xu hướng bạo lực, khiêu khích. Xu hướng tiêu cực đó đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông báo động.

Báo Le Figaro của Pháp, số ra ngày 24/05/2015 vừa qua cho biết hội phụ huynh của một trường học tư công giáo rất có tiếng tại Paris đã phải lên tiếng báo động về những lệch lạc trong việc sử dụng điện thoại thông minh của các em học sinh trong sân trường.

Trong thư gởi điện tử đến gia đình, hội phụ huynh ghi nhận hiện tượng các em học sinh có những "ngôn từ tục tĩu, chia sẻ hình ảnh quá gợi cảm, xem hình ảnh phản cảm, đăng các ảnh không đo lường hết hệ quả những hình ảnh có thể xúc phạm, sỉ nhục hay chế giễu người khác..." trên các trang mạng xã hội. Các ghi nhận của hội phụ huynh này còn cho thấy một hiện tượng đáng ngại khác nữa là nhiều em "đi vào những mối quan hệ với người lạ, những người trẻ cùng lứa với các em, đôi khi với cả những người lớn có ý đồ xấu, để hình thành một liên hệ ảo với những lời lẽ mang tính chất khơi dục, thông qua việc trao đổi hình ảnh và thông tin cá nhân".

Báo chí Pháp cách đó mấy tuần còn có đăng một sự việc đang gây tranh cãi. Năm em học sinh nam sau khi xem qua các đoạn vidéo khiêu dâm trên điện thoại thông minh đã có những hành động sàm sỡ với các em nữ cùng lớp trong vòng nhiều tháng liền. Trong nhà vệ sinh thì các em đó lại có những lời lẽ tục tĩu. Mãi cho đến khi có hai đơn kiện vào tháng Năm năm nay, sự việc mới vỡ lỡ và cảnh sát hiện đang tiến hành điều tra.

Ngoài việc vụ tai tiếng này có ảnh hưởng đến danh tiếng của trường công đó, sự việc còn cho thấy những em học sinh đó tuổi chừng 10-11 đã không ý thức được tầm mức của vấn đề. Điều đáng nói là đôi khi chính bản thân các bậc phụ huynh cũng không nhận thức hết được mức độ nguy hiểm của kỹ thuật số đối với con em mình, theo như tóm lược của ông Thomas Rohmer, sáng lập viên Calysto.

" Các bậc cha mẹ biết rõ nhiều công cụ khác nhau mà con cái họ có thể truy cập được. Nhưng điều nghịch lý ở chỗ, họ cũng không ngần ngại để vào trong cặp của chúng ngay từ lúc học CM2 (tương đương với lớp 5) những thứ đắt tiền cho phép chúng được xem những nội dung mà lẽ ra các em chưa thể xem được ".

Liên quan đến chủ đề này, RFI Việt ngữ có cuộc trao đổi với thạc sĩ Lê Thị Yên Di, giảng dạy tại khoa Giáo dục học, trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn tại Sài Gòn.

08:42

Thạc sĩ Lê Thị Yên Di, tại Sài Gòn:

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.