Vào nội dung chính
QUÂN SỰ

Rafale giúp Ai Cập bớt lệ thuộc vào Mỹ

Ngày 16/02/2015 Ai Cập chính thức ký hợp đồng trị giá 5,2 tỷ euro mua 24 chiếc máy bay tiêm kích Rafale, tàu chiến và tên lửa của Pháp. Giới quan sát coi đây là tín hiệu cho thấy, Cairo muốn giảm bớt mức độ lệ thuộc vào đồng minh Hoa Kỳ. Từ những năm 970 Cairo luôn dựa vào các trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ bởi một lý do đơn giản : Mỹ là nguồn tài trợ, rót vào hàng năm 1,3 tỷ đô la choquân đội Ai Cập. 

Bộ trưởng Quốc phòng PhápJean-Yves Le Drian (trái) và tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi nhân lễ ký kết hợp đồng bán tiêm kích Rafale. Ảnh ngày 16/02/2015.
Bộ trưởng Quốc phòng PhápJean-Yves Le Drian (trái) và tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sissi nhân lễ ký kết hợp đồng bán tiêm kích Rafale. Ảnh ngày 16/02/2015. Reuters
Quảng cáo

Một viên tướng về hưu Ai Cập, Mohamed Moujahid al Zayyat, khẳng định hợp đồng mua trang thiết bị quân sự của Pháp, chứng tỏ, Cairo « không chỉ trông cậy vào một nguồn cung cấp vũ khi duy nhất là Mỹ ».

Trong mắt chuyên gia nay, chính quyền hiện tại ở Cairo không muốn để bị Hoa Kỳ bắt bí trong quan hệ quân sự. Về phần mình, cưu chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia tại Thượng Viện Ai Cập, Ahmed Abdel Halim cũng quan niệm « việc đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí nhằm ngăn chặn những quốc gia nào có ý đồ muốn áp đặt luật chơi với Ai Cập». Cựu chủ tịch ủy ban an ninh tại Thượng Viện Ai Cập cũng cho rằng đã đến lúc Cairo « không còn có thể tiếp tục để bị làm con tin » của Mỹ. Ông Abdel Halim muốn nói tới bất đồng sâu rộng giữa Cairo với Washington trên hồ sơ nhân quyền. Từ năm 2013 tới nay, Hoa Kỳ luôn chỉ trích Ai Cập truy bức các nhà đối lập.

Thêm vào đó, Washington luôn đòi chính quyền Cairo phải thực hiện tiến trình dân chủ hóa đất nước, đặc biệt là kể từ khi tổng thống dân cử đầu tiên sau cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, Mohamed Morsi, bị quân đội truất phế. Hơn 1.400 người ủng hộ cựu tổng thống Morsi bị sát hại kể từ khi ông này bị truất phế vào tháng 7/2013 ; 15.000 người bị tống giam và hàng trăm người đã bị kết án tử hình trong những phiên tòa chớp nhoáng.

Trong những điều kiện đó nhiều chính khách tại Cairo đã đề nghị tổng thống Sissi không để tất cả trứng trong cùng một giỏ mà hãy đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự. Bên cạnh nhà cung cấp Hoa Kỳ thì còn phải kể đến các tối tác khác như Pháp, Nga và kể cả Trung Quốc.

Bản tin của AFP nhắc lại, ở cương vị bộ trưởng Quốc phòng, ông Sissi đã từng viếng thăm Matxcơva hồi tháng 2/2014 và đã tiếp kiến tổng thống Nga, Vladimir Putin. Đôi bên đã đề cập đến hồ sơ quân sự. Tháng 9 năm ngoái, truyền thông Nga tiết lộ hai nước đã đồng ý về một thỏa thuận mua bán các hệ thống phòng không, trực thăng và chiến đấu cơ. Tổng trị giá hợp đồng lên tới 3,5 tỷ đô la. Gần như toàn bộ do Ả Rập Xê Út tài trợ. Từ đó tới nay, không có thêm thông tin về thỏa thuận giữa Nga với Ai Cập. Trong chuyến công du Ai Cập vừa qua, tổng thống Nga chủ yếu đề cập đến các chương trình hợp tác về năng lượng hạt nhân và đôi bên đồng ý « tiếp tục hợp tac quân sự ».

Tuy nhiên theo lời chuyên gia về địa chính trị ở khu vực Trung Đông, Mathieu Guidère, Ai Cập tuy muốn giảm bớt mức độ lệ thuộc vào trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ nhưng sẽ vẫn là một khách hàng mua vũ khí của Mỹ. Có điều là Cairo sẽ mở rộng các mối hợp tác, chẳng hạn như là với Nga để có được một « tư thế thoải mái hơn khi đàm phán với Washington ».

Ai Cập hiện đang phải đương đầu với sự bành trướng của các nhóm thánh chiến liên kết với tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở vùng Sinai, miền đông bắc. Ngoài ra Cairo đang lo ngại bất ổn ở Lybia lan rộng tới xứ sở của các vị vua Pharaon

 

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.