Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Hôn nhân đồng giới tại Pháp: Tiến bộ xung đột với truyền thống

Đăng ngày:

Chủ nhật 13/01/2013 vừa qua, một biển người đã tràn ngập thủ đô Paris phản đối dự luật « đám cưới cho tất cả », hợp pháp hóa hôn nhân và nhận con nuôi của các cặp đồng giới tính, như những đôi vợ chồng khác giới tính. Phe ủng hộ dự luật sẽ biểu dương lực lượng vào chủ nhật 27/01, hai ngày trước khi văn bản được đưa ra quốc hội thảo luận. Tổng thống François Hollande muốn thực hiện một trong những lời cam kết về xã hội lúc tranh cử. Hôn nhân đồng giới tính đã được hợp thức hóa tại 8 thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Khoảng từ 340 000 đến 800 000 người tuần hành trên các đường phố Paris để phản đối dự luật hôn nhân giữa những người đồng giới, chủ nhật 13/01/2013
Khoảng từ 340 000 đến 800 000 người tuần hành trên các đường phố Paris để phản đối dự luật hôn nhân giữa những người đồng giới, chủ nhật 13/01/2013 REUTERS/Benoit Tessier
Quảng cáo

800.000 người theo ban tổ chức, 340.000 theo ước lượng của cảnh sát, phong trào chống dự luật hôn nhân đồng giới tính đã huy động được một lực lượng đông đảo dưới ngọn cờ « bảo vệ giá trị truyền thống gia đình », mà nòng cốt là tín đồ Công giáo và cánh hữu chính trị.

Chính phủ Pháp ghi nhận sức ép của đường phố, nhưng khẳng định tiếp tục đi tới để cho quốc hội, do cánh tả kiểm soát, biểu quyết thay vì qua trưng cầu dân ý như cánh hữu yêu cầu.

Phe ủng hộ dự luật sẽ biểu dương lực lượng vào chủ nhật 27/01, hai ngày trước khi văn bản được đưa ra quốc hội thảo luận và biểu quyết .

Từ 2001 đến 2011, trong vòng 10 năm, lần lược Hà Lan, Bĩ, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Na Uy , Bồ Đào Nha, Ai Len, Đan Mạch đã hợp thức hóa hôn nhân giữa những cặp đồng giới tính, công nhận quyền lợi và bổn phận của họ như những gia đình truyền thống.

Câu hỏi đặt ra là liệu nước Pháp có theo chân xu hướng diễn tiến của xã hội hiện đại mà 8 trong số 27 thành viên của Liên Hiệp Châu Âu đã đi trước hay không ?

Không phải chỉ có Giáo hội Công giáo e ngại luật hôn nhân đồng tính đi ngược lại giáo lý Thiên chúa giáo. Không ít luật gia đã nêu lên những lắt léo, những tranh tụng về luật pháp có thể xảy ra, nếu luật gia đình bị thay đổi với những khái niệm mới về hôn nhân đồng giới tính.

Thật ra không phải cánh hữu chính trị và Giáo hội Công giáo chống lại dự luật « hôn nhân cho tất cả », trong cuộc biểu tình phản đối vừa qua cũng có một số giáo sĩ đạo Hồi và một tổ chức người đồng tính. Giới trẻ công giáo cũng nói là họ không chống người đồng tính lập gia đình, nhưng lo ngại điều khoản « nhận con nuôi » có thể mở ra nhiều bất trắc về đạo lý y khoa mà cụ thể là « thụ thai nhân tạo ».

Giới quan sát độc lập tỏ ra lạc quan vì theo họ trận chiến giữa hai xu hướng « bảo thủ » và « cấp tiến » là chuyện bình thường và bao giờ cũng là cơ hội để xã hội đi tới và «bình đẳng hơn » nhất là trong một xã hội dân chủ.

Mời quý thính giả theo dõi phần phân tích của nhà giáo Nguyễn Dư từ Lyon.

13:32

Giáo sư Nguyễn Dư tại Lyon, Pháp

Giáo sư Nguyễn Dư : « những người biểu tình phản đối vì họ có quan niệm rằng Thánh kinh đã ghi đám cưới là giữa một người đàn ông và một người đàn bà, luật (gia đình ) từ thời Napoléon cũng ghi như vậy… cho nên họ xem dự luật cho phép đàn ông lấy đàn ông, đàn bà lấy đàn bà là đi ngược lại truyền thống, đạo lý, luân lý của nước Pháp.

Nhưng chính phủ Pháp họ có một lập luận khá vững chắc. Họ cho rằng xã hội công dân bây giờ đã thay đổi, thì luật lệ cũng phải thay đổi cho phù hợp với xã hội chứ không phải vì luật sai rồi thì lại bắt xã hội theo luật… quan điểm của chính phủ tân tiến là ở chỗ đó. Vả lại, trong châu Âu này đã có một số nước cho phép, thế thì đà tiến của xã hội là phải đi lên chứ không có được đứng một chổ hay đi giật lùi. Thêm một điểm nữa, Tổng thống Hollande khi ra tranh cử đã có hứa khi làm tổng thống ông sẽ cho phép người đồng tính lấy nhau… Bây giờ tổng thống được tiếng là giữ lời hứa… nếu không giữ lời hứa sẽ bị phê bình ghê lắm… Dự luật mới còn mang điều « lợi » là nó không xóa luật cũ hôn nhân giữa đàn ông đàn bà… nó chỉ nới rộng ra cho người đàn ông muốn lấy đàn ông hoặc người đàn bà muốn lấy đàn bà….

Điều quan trọng nữa là bổn phận và trách nhiệm. Thực tế đời sống xã hội ngày nay là có người đàn ông sống với đàn ông, đàn bà sống với đàn bà và đặt ra vấn đề thừa kế và bổn phận. Trong một cặp vợ chồng truyền thống, nếu một trong hai người chết thì luật hôn nhân hiện nay rất đúng, người còn lại phải có trách nhiệm với con cái. Nhưng trong xã hội bây giờ vẫn có những cặp đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà. Thực thế xã hội vẫn có những người đàn ông lấy vợ sinh con rồi sau đó ly dị. Người bố sau này sống với người đàn ông khác rồi (không may) chết đi thì đứa bé làm sao đây (nếu vẫn theo luật gia đình hiện hành) ?

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.