Vào nội dung chính
KHÍ HẬU

Mực nước biển dâng cao nhanh hơn dự phóng

Theo một công trình nghiên cứu của Mỹ được công bố ngày 22/06/2012, do tác động của hiện tượng trái đất bị hâm nóng, mực nước biển trong thế kỷ 21 dâng cao nhanh gấp hai hoặc gấp ba lần so với dự báo. Các nhà nghiên cứu Mỹ dự báo hiện tượng tan băng khiến mực nước biển dâng thêm từ 8 đến 23 cm từ nay cho đến năm 2030 so với thời điểm của năm 2000. 

Trái đất hâm nóng dẫn đến hiện tượng tan băng Bắc Cực khiến mực nước biển càng dâng cao (Reuters /NASA)
Trái đất hâm nóng dẫn đến hiện tượng tan băng Bắc Cực khiến mực nước biển càng dâng cao (Reuters /NASA)
Quảng cáo

Nhịp độ dâng cao của mực nước biển càng tăng thêm trong giai đoạn 2050 và 2100. Cụ thể là đến năm 2050 mực nước biển sẽ dâng thêm từ 18 đến 48 cm và bước sang thế kỷ sau thì mực nước sẽ cao hơn so với thời điểm của năm 2000 từ 50 cm cho đến 140 cm. 

Kết quả nói trên cho thấy dự báo của các chuyên gia Mỹ bi quan hơn rất nhiều so với nghiên cứu của nhóm GIEC trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Vào năm 2007 báo cáo của nhóm GIEC dự trù từ nay đến cuối thế kỷ, mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 18 đến 59 cm. 

Bên cạnh các con số, giới chuyên gia cho rằng tai hại hơn cả là hiện tượng trái đất bị hâm nóng sẽ dẫn tới thiên tai và những trận bão ngày càng nguy hiểm, tình trạng lụt lội càng thường xuyên xảy tới với những thiệt hại về mùa màng, và những vùng duyên hải. Chỉ riêng đối với bản thân Hoa Kỳ bang California sẽ chịu hậu quả trực tiếp khi mực nước Thái Bình Dương dâng cao.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.