Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG -TRUNG QUỐC - MỸ

Biển Đông : Tàu khu trục Mỹ áp sát các đảo tranh chấp tại Hoàng Sa

Phát ngôn viên Hạm đội 7 Mỹ, Reann Mommsen xác nhận hôm 13/09/2017, khu trụ hạm hải quân Mỹ, USS Wayne E. Meyer đã áp sát nhiều đảo do Trung Quốc chiếm giữ tại Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải. Hành động này nhằm bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Ảnh minh họa.
Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer. Ảnh minh họa. Nguồn : U.S. Navy
Quảng cáo

Chiến hạm USS Wayne E. Meyer mang tên lửa dẫn đường đã áp sát các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa hiện Trung Quốc đang chiếm giữ. Hãng tin Reuters dẫn lời ông Mommsen khẳng định hành động của hải quân Mỹ là nhằm « phản đối các hạn chế quyền qua lại vô hại do Trung Quốc áp đặt cũng như không thừa nhận đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại quần đảo này ». Việt Nam và Đài Loan cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này.

Đây là lần thứ 2 trong vòng chưa đầy hai tuần chiến hạm USS Wayne E. Meyer thách thức các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Cuối tháng trước tàu USS Wayne E. Mayer đã đi vào trong khu vực 12 hải lý chung quanh Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa. Đây cũng là 2 hòn đảo do Trung Quốc chiếm giữ.

Trong vài tháng qua, hải quân Hoa Kỳ liên tục tiến hành các hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải như vậy khiến Bắc Kinh bực tức.

Phát ngôn viên Hạm đội 7 nhấn mạnh « với hoạt động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy vùng biển này không thuộc chủ quyền của Bắc Kinh » và những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa là trái với luật pháp quốc tế.

Theo trang tin mạng The Japan Times, Trung Quốc đã điều các tàu chiến và máy bay đến để đuổi tàu Mỹ, nhưng chiến hạm USS Mayne E. Meyer vẫn hoàn thành hải trình như dự kiến.

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.