Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Mỹ củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương chống Trung Quốc

Đăng ngày:

Hoa Kỳ dấn thân vào vùng Nam Thái Bình Dương xa xôi để củng cố một liên minh đối đầu với Trung Quốc. Thượng tuần tháng 8, ngoại trưởng Mỹ lần đầu tiên đến Pohnpei, thủ đô Liên bang Micronesia, để chứng tỏ mối quan tâm của Washington đối với các đồng minh Thái Bình Dương, cho dù là những tiểu quốc, nhưng rất quan trọng trong bối cảnh xung khắc với Trung Quốc trên mọi mặt. RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang ở Sydney về chiến lược của Mỹ .

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo với các tổng thống của Liên bang Micronesia, đảo Marshall và Palaos họp báo tại Kolonia, Micronesia, ngày 05/08/2019.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo với các tổng thống của Liên bang Micronesia, đảo Marshall và Palaos họp báo tại Kolonia, Micronesia, ngày 05/08/2019. Reuters
Quảng cáo

Ngày 05/08/2019, trong cuộc hội đàm với tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo, nữ tổng thống đảo Marshall, Hida Heine và tổng thống Palaos, Tommy Remengesau, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cam kết « sẽ tiếp tục bảo vệ an ninh và quyền sống trong tự do và hòa bình » cho ba nước đồng minh. Ba nước này hiện đang được Hoa Kỳ bảo vệ về an ninh, nhưng hiệp định liên đới này sắp được đàm phán lại.

Không che dấu mục tiêu chiến lược, nhân vật cao cấp nhất trong chính phủ Mỹ lần đầu tiên đặt chân đến Micronesia tuyên bố biết rõ tham vọng của Bắc Kinh: « Trung Quốc muốn can thiệp vào vùng Nam Thái Bình Dương, nhưng Hoa Kỳ tin tưởng người dân trong khu vực hiểu rõ chỉ có những nước dân chủ mới là đối tác đáng tin cậy ». Trong đáp từ, lãnh đạo Micronesia cho biết « hãnh diện vì người dân địa phương được Mỹ bảo vệ như những công dân Mỹ ».

Cũng vì một mối đe dọa « không lạ »

Một viên chức Mỹ xin dấu tên thừa nhận đúng là « những cuộc thảo luận gần đây cho thấy Washington nâng tầm quan trọng của khu vực Thái Bình Dương », cho dù đôi bên đã có mối quan hệ lịch sử .

Cùng nhận định, chuyên gia chính trị quốc tế Pháp Elizabeth Economy, thuộc Viện quan hệ quốc tế Mỹ - Council on Forein Relations, giải thích : « Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã chuẩn bị củng cố vị trí trong vùng Nam Thái Bình Dương ».

Tuy nói là tiểu quốc nhưng các quần đảo này trải dài đến 2700 km từ đông sang tây, một yếu tố rất quan trọng trong bối cảnh quyền tự do hàng hải là một trong những điểm xung khắc cốt lõi giữa Trung Quốc và các nước tự do.

Trước khi đến Micronesia, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đi một vòng vận động châu Á - Thái Bình Dương, từ Bangkok rồi đến Sydney, cũng vì một mục đích xây dựng một vùng « Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do ».

Những tuyên bố này, các động thái chuẩn bị của Mỹ, cũng như dự án bố trí tên lửa tầm trung ở Châu Á mang ý nghĩa gì ? Vì sao Bắc Kinh có thể « múa gậy vườn hoang » suốt một thời gian dài? Từ lúc nào Donald Trump tỉnh thức sau khi độc đoán bỏ chính sách « xoay trục » của người tiền nhiệm ?

RFI Việt ngữ đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang ở Sydney.

Nhà phân tích Lưu Tường Quang : « Vùng Nam Thái Bình Dương luôn là bãi chiến trường của nhiều quốc gia. Trong mấy thập niên nay , vùng này là chiến trường giữa Bắc Kinh và Đài Bắc, vì Bắc Kinh theo đuổi chính sách cô lập ngoại giao và chính trị đối với Đài Loan ( Marshall và Palaos công nhận Đài Loan). Nhưng Nam Thái Bình Dương còn quan trọng hơn nữa về mặt chiến lược giữa thế giới tự do theo nghĩa giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tân Tây Lan, đối với sự trổi dậy của Bắc Kinh. Nam Thái Bình Dương không phải là bãi chiến trường mà Hoa Kỳ bỏ quên. Thật ra Hoa Kỳ chú ý đến khu vực này, nhưng vì không liên tục, nên bị xem là lơ là… Cho nên trong thập niên gần đây, Bắc Kinh đã "múa gậy vườn hoang".

Trước chuyến đi vừa rồi của ông Mike Pompeo vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Hillary Clinton đã đến đảo Cook như là một phần của chính sách « tái định vị » của tổng thống Barack Obama và có sự thúc đẩy của các nước khu vực như Úc và Tân Tây Lan…. »

 

 

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.