Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - XÃ HỘI

Trung Quốc: Đông đảo người ái mộ dự tang lễ cựu bí thư của Mao

Tang lễ ông Lý Nhuệ (Li Rui), thư ký riêng của Mao Trạch Đông trước khi trở thành nhà phản kháng, từ trần hôm thứ Bảy thọ 101 tuổi, được cử hành ngày thứ tư 20/02/2019 tại Bát Bảo Sơn. Cho dù truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng, khoảng 1000 người đã đến nghiêng mình trước linh cữu của nhân vật cương nghị, từng lên án chính sách "đại nhảy vọt" sau đó bị đảng bức hại, bị nhốt 9 năm, bị đồng chí cướp vợ.

Cảnh người đến tưởng niệm ông Lý Nhuệ (Li Rui) ở nghĩa trang Bảt Bảo Sơn (Babaoshan). Ảnh ngày 20/02/2019.
Cảnh người đến tưởng niệm ông Lý Nhuệ (Li Rui) ở nghĩa trang Bảt Bảo Sơn (Babaoshan). Ảnh ngày 20/02/2019. RFI
Quảng cáo

Tang lễ, do chính quyền tổ chức tại nghĩa trang dành riêng cho lãnh đạo, đã bị thân nhân người quá cố tẩy chay. Định cư tại Hoa Kỳ, bà Lý Nam Anh, con gái của ông Lý Nhuệ chia sẻ với AFP : "Tôi tin rằng, linh hồn cha tôi sẽ khóc hận khi thấy thi thể của ông bị phủ lá cờ nhuộm máu nhân dân".

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stephane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

Tiếng chân dẫm lên tuyết cùng những lời thì thầm của đám đông nhắc lại kỷ niệm cũ, hoa trắng cài trên khuy áo : tất cả lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc sống lại dưới hàng cây trong nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, ngoại ô Bắc Kinh.

Cựu sĩ quan, trí thức, cán bộ về hưu, khoảng một ngàn người đa số lớn tuổi, xếp hàng nối đuôi nhau bước về hướng hội trường tang lễ để tiễn đưa nhân vật một thời là cộng sự viên thân cận của Mao Trạch Đông trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh, trước khi trở thành nạn nhân của chiến dịch cách mạng văn hóa chống phản động hữu khuynh.

"Tôi bị đi cải tạo lao động cùng một nơi với Lý Nhuệ. Ông là một người can đảm dám nói lên sự thật trong chế độ Mao Trạch Đông". Một người tay cầm băng tang có ghi hàng chữ "Lý Nhuệ đi vào lịch sử", tâm sự như thế.

Trong số những người dự tang lễ, có người từng là cán bộ trong bộ Thủy Lực, nơi mà Lý Nhuệ từng làm thứ trưởng trước khi phản đối dự án xây đập Tam Hiệp.

Lý Nhụy còn là tiếng nói phản kháng trong chế độ Trung Quốc. Năm 2010, ông ký chung với nhiều người kêu gọi tôn trọng Hiến Pháp.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.