Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Hoa Vi : ngòi nổ của chiến tranh viễn thông Trung-Mỹ

Đăng ngày:

Donald Trump cáo buộc Hoa Vi là mối đe dọa cho an ninh nước Mỹ. Lên như diều gặp gió, tập đoàn điện thoại và linh kiện viễn thông có liên hệ với quân đội Trung Quốc trở thành đối tượng chính trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung để thống lĩnh kinh tế và công nghệ toàncầu.

Ảnh minh họa: Biểu hiệu của Hoa Vi (Huawei) trên nền cờ Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ
Ảnh minh họa: Biểu hiệu của Hoa Vi (Huawei) trên nền cờ Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ REUTERS/Dado Ruvic
Quảng cáo

Là một trong những tác nhân chính của mạng điện thoại di động thế hệ 5G, được xem là cao điểm của cách mạng công nghệ internet, hệ thống viễn thông này có thể được dùng vào mục tiêu chính trị, gián điệp và phá hoại. Do vậy, tổng thống Mỹ cáo buộc tập đoàn công nghệ, do một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc sáng lập, đe dọa an ninh Hoa Kỳ. Ngoài chiến dịch ngoại giao thuyết phục các nước đồng minh cấm cửa Hoa Vi, các định chế tư pháp, lập pháp của Mỹ cũng tham gia ngăn chận tập đoàn điện tử viễn thông Trung Quốc.

Điều 7 - đạo luật 2017 và "công ty yêu nước"

Theo Andrus Ansip, phó ủy viên châu Âu đặc trách thị trường kỹ thuật số, Liên Âu cần phải e dè Hoa Vi và các công ty khác của Trung Quốc, bởi vì họ hợp tác với tình báo Trung Quốc. Phó ủy viên Andrus Ansip muốn nói đến một điều luật của Trung Quốc, luật số 7 ban hành năm 2017, bắt buộc « công dân và các công ty Trung Quốc yêu nước phải hợp tác với cơ quan tình báo ».

Nhưng đối với chủ nhân sáng lập Hoa Vi, Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), cho dù ông là cựu sĩ quan, nhưng những cáo buộc phục vụ chính quyền Trung Quốc chỉ là « tin đồn » và « chưa bao giờ Hoa Vi bị bắt quả tang ». Con gái của Nhậm Chính Phi, mang họ mẹ là Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), lãnh đạo số hai của Hoa Vi, đang chờ quyết định của tư pháp Canada dẫn độ về Mỹ để trả lời về một vụ khác : qua mặt lệnh trừng phạt Iran của Washington.

Tối thứ Ba 05/02/2019, trong Thông điệp Liên Bang, tổng thống Donald Trump cảnh báo Trung Quốc : « Những hành động đánh cắp việc làm và thịnh vượng của nước Mỹ từ nay chấm dứt ».

Hoa Vi đáng ngại chỗ nào ? Cụ thể Hoa Kỳ đối phó ra sao và đâu là mục tiêu của Mỹ lẫn Trung Quốc trong cuộc chiến này ?

Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :

« Điều nghiêm trọng nhất là từ lâu nay, từ thời tổng thống Obama, Mỹ vẫn theo dõi Trung Quốc về vấn đề đánh cắp dữ kiện khoa học. Chính quyền Obama đã tố cáo bộ Quốc Phòng Trung Quốc tập trung khả năng xâm nhập bộ máy điện tử của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, bộ Quốc Phòng, các cơ quan an ninh như CIA và FBI. Nhưng Trung Quốc đều bác bỏ. Quốc Hội Mỹ tìm mọi cách điều tra thu thập bằng cớ để truy tố Trung Quốc, nhưng không thành công.

Thế thì bây giờ xảy ra vụ TMobil. Tmobil, một công ty rất lớn về điện thoại viễn thông của Mỹ hợp tác với Hoa Vi làm ăn buôn bán, nhưng đã phát giác ra một lệnh của Hoa Vi chỉ thị cho công nhân đánh cắp một dữ kiện trong bộ máy điện tử của TMobil, mà Hoa Vi không chế tạo được. TMobil bắt được nhân viên đó, thu lại được tài liệu, trong đó Hoa Vi ra lệnh và hứa thưởng tiền…. ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.