Vào nội dung chính
BIỂN ĐÔNG-ASEAN

Biển Đông: Mỹ-Trung-ASEAN đồng ý quy tắc tránh va chạm trên không

Ngày 20/10/2018, sau cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng của khối ASEAN và các đối tác (ADMM Plus), Hoa Kỳ, Trung Quốc đã nhất trí về những quy tắc hướng dẫn nhằm tránh các sự cố trên không giữa các loại thiết bị quân sự. Đây là sáng kiến mới nhất nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra va chạm quân sự ngoài ý muốn tại châu Á

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ J.Mattis (thứ nhì từ phải sang trái) và các đối tác Đông Nam Á tại Singapore. Ảnh ngày 19/10/2018.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ J.Mattis (thứ nhì từ phải sang trái) và các đối tác Đông Nam Á tại Singapore. Ảnh ngày 19/10/2018. Reuters
Quảng cáo

Theo AFP, bộ quy tắc này xác định các tiêu chuẩn ứng xử đối với các phi công, như giữ khoảng cách an toàn, tránh hành động khinh suất, đề xuất đường dây liên lạc hai chiều... Văn kiện này được áp dụng trong không phận trên Biển Đông, bao gồm cả các thực thể đang là chủ đề tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước ASEAN, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Các nguy cơ xảy ra đụng độ ngoài ý muốn giữa chiến đấu cơ ngày càng cao trong những năm gần đây, trong bối cảnh Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ở Biển Đông và làm gia tăng căng thẳng với các nước trong khu vực. Trong khi đó, thời gian gần đây, Hoa Kỳ cũng gia tăng các cuộc tuần tra « bảo vệ tự do hàng hải » tại các vùng biển đang có tranh chấp, khiến Bắc Kinh giận dữ.

Trang South China Morning Post cho biết bộ quy tắc này được các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN thông qua ngày 19/10 tại diễn đàn ADMM thường niên. Theo đánh giá của bộ trưởng Quốc Phòng Singapore, nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, văn kiện trên có thể giúp giảm bớt các nguy cơ đụng độ trên không, dù không mang tính bắt buộc, « nhưng ít nhất cũng cung cấp một số biện pháp bảo vệ nhất định ».

Bản thông cáo chung của các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN, được công bố tại Singapore sau diễn đàn ADMM Plus ngày 20/10, cho biết bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa ủng hộ bộ quy tắc mới. Ngoài ra, các nước đối tác khác của ASEAN, Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand cũng thể hiện ủng hộ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.