Vào nội dung chính
GIEC - KHÍ HẬU

GIEC cảnh báo hậu quả nghiêm trọng, nếu nhiệt độ tăng hơn 1,5°C

Trái đất tiếp tục nóng lên với nhịp độ đáng báo động. Các cam kết được thế giới đưa ra tại Paris cách đây ba năm hiện chưa đủ. Sau một tuần hội nghị ở Hàn Quốc, ngày 08/10/2018, nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động « nhanh hơn », nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.

Một cánh đồng ngô bị khô hạn tàn phá, miền đông nước Pháp, ngày 6/8/2018.
Một cánh đồng ngô bị khô hạn tàn phá, miền đông nước Pháp, ngày 6/8/2018. AFP/Patrick Hertzog
Quảng cáo

Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :

« Với nhịp độ phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính hiện nay, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng thêm 1,5°C ngay vào năm 2030. Đây là khẳng định của các chuyên gia GIEC.

Bản báo cáo của hội chuyên gia về biến đổi khí hậu, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng tác động đến hệ sinh thái của việc nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5°C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây ba năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2°C

Giới hạn 2°C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5°C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.

Báo cáo cũng cho biết cần có những công nghệ mới giúp thu giữ lượng khí CO2 dư thừa trong bầu khí quyển. Vì vậy, các chuyên gia của GIEC kêu gọi một bước đột phá và yêu cầu các chính trị gia thể hiện trách nhiệm để ngăn chặn một thảm họa khí hậu có thể gây ra hàng trăm triệu nạn nhân ».

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.