Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - HỒNG KÔNG

Trung Quốc khai trương tuyến đường sắt cao tốc Quảng Châu-Hồng Kông

Hôm nay, 23/09/2018, vào lúc 7 giờ, giờ địa phương, chuyến tàu tốc hành TGV đầu tiên, đã rời nhà ga Tây Cửu Long (West Kowloon), Hồng Kông để đến Thẩm Quyến (Shenzen), phía nam Trung Quốc, theo như ghi nhận của AFP.

Lãnh đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phát biểu trong lễ khai trương tuyến TGV đầu tiên Hồng Kông - Thâm Quyến - Quảng Châu, tại nhà ga Tây Cửu Long, ngày 22/09/2018
Lãnh đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) phát biểu trong lễ khai trương tuyến TGV đầu tiên Hồng Kông - Thâm Quyến - Quảng Châu, tại nhà ga Tây Cửu Long, ngày 22/09/2018 REUTERS
Quảng cáo

Dự án đường sắt cao tốc tốn kém nhiều tỉ đô la, cho phép đi từ Hồng Kông tới Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông ,Trung Quốc chỉ mất 50 phút và tới Thâm Quyến mất khoảng 15 phút.

Tuy nhiên, dự án làm dấy lên nhiều lo ngại, đặc biệt là việc chính quyền Hồng Kông lập một khu vực đặc biệt trong ga Tây Cửu Long, và để cho công an Trung Quốc toàn quyền kiểm soát.

Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Jean Philippe Beja, chuyên gia về Trung Quốc, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế - CERI – Học viện khoa học chính trị, Paris, giải thích :

« Luật Trung Quốc và luật Hồng Kông rất khác nhau, đặc biệt là về quyền tự do ngôn luận. Điều này được thể hiện cụ thể qua việc loại sách, báo nào có thể được phép phổ biến. Nhà ga mới đặt dưới sự kiểm soát của Trung Quốc và có thể coi như đó là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Do vậy, một số người chỉ trích đó là một sự thụt lùi và không có lý do gì mà Hồng Kông phải phục tùng, chấp nhận nhường một phần lãnh thổ của mình cho Trung Quốc.

Chính phủ Hồng Kông hiện nay, vốn có lập trường thân Trung Quốc, giải thích rằng không hề có chuyện chuyển nhượng lãnh thổ. Việc giao cho Trung Quốc kiểm soát nhà ga chỉ nhằm tạo thuận lợi cho hành khách đi lại, giống như hệ thống Eurostar : tại Paris, cảnh sát Anh kiểm soát hộ chiếu. Tại nhà ga mới ở Hồng Kông cũng sẽ như vậy.

Thực ra, chính phủ Hồng Kông đã chấp thuận nhượng một phần chủ quyền của mình cho Trung Quốc. Tất cả những sự việc này nằm trong tiến trình Bắc Kinh muốn nắm lại quyền kiểm soát Hồng Kông, thông qua những người Trung Quốc tại Hồng Kông hoặc những người thân Trung Quốc ở lãnh thổ này.

Đây là một cuộc tấn công thực sự của Trung Quốc, đặc biệt là từ năm ngoái, gây ra nhiều lo ngại đối với việc duy trì công thức Một quốc gia hai chế độ. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.