Vào nội dung chính
CAM BỐT - CHÍNH TRỊ

Cam Bốt trả tự do cho lãnh đạo đối lập Kem Sokha

Phnom Penh ngày 10/09/2018 thông báo lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt, Kem Sokha, được trả tự do sau một năm bị bắt giữ vì tội "phản quốc" và đã bị giam tại một nhà tù gần với biên giới Việt Nam. Đảng đối lập có uy tín nhất tại Xứ Chùa Tháp đã bị giải thể từ tháng 11/2017.

Ông Kem Sokha. Ảnh chụp năm 2017 tại tỉnh Prey Veng.
Ông Kem Sokha. Ảnh chụp năm 2017 tại tỉnh Prey Veng. REUTERS/Samrang Pring/File Picture
Quảng cáo

Theo thông tín viên đài RFI từ thủ đô Phnom Penh, Juliette Buchezquyết định trả tự do cho nhà đối lập Kem Sokha được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Châu Âu xem xét khả năng trừng phạt kinh tế Cam Bốt.

"Một số hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Facebook cho thấy, tóc ông Kem Sokha đã bạc. Sáng nay khoảng một trăm người ủng hộ đã có mặt trước cửa nhà cựu lãnh đạo đảng đối lập Cam Bốt. Nhưng một trong những luật sư của ông, nhân danh thân chủ đã xin lỗi đám đông, là trước mắt, ông Kem Sokha sẽ không xuất hiện trước công chúng.

Không hiểu có một sự trùng hợp nào hay không. Tuần này Nghị Viện Châu Âu sẽ xem xét một số các nghị quyết và thậm chí là các biện phát trừng phạt Cam Bốt vì tình hình tại quốc gia này và có liên quan đến trường hợp của ông Kem Sokha.

Hai tháng sau khi ông này bị bắt vì tội phản quốc hồi tháng 9/2017, Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt trong bối cảnh quốc gia này chuẩn bị bầu lại Quốc Hội.

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã lên án việc đảng đối lập chính bị cấm tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội Cam Bốt hồi tháng 7 vừa qua. Thậm chí, một số tiếng nói còn nghi ngờ về tính chính đáng của cuộc tuyển cử này.

Trong cuộc bầu cử hồi năm 2013 đảng đối lập Cam Bốt đã giành được 44 % số phiếu. Lần này, đảng Nhân Dân Cam Bốt của thủ tướng Hun Sen, liên tục nắm quyền từ 33 năm qua, kiểm soát toàn bộ số ghế ở Quốc Hội. Kịch bản mới thấy lần đầu.

Việc trả tự do cho ông Kem Sokha diễn ra trong bối cảnh từ vài tuần qua, khoảng 20 nhà đối lập chính trị, các nhà đấu tranh và phóng viên cũng được ân xá hay trả tự do có điều kiện.

Dù vậy chính quyền Hun Sen cải chính tin là muốn cải thiện hình ảnh của Cam Bốt với Hoa Kỳ. Washington đã ban hành một số biện pháp trừng phạt nhắm vào một số quan chức Cam Bốt, và Liên Hiệp Châu Âu thì hướng tới khả năng trừng phạt kinh tế nước này".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.