Vào nội dung chính
NHẬT BẢN - BOM NGUYÊN TỬ

Nhật Bản: Hiroshima tưởng niệm 73 năm ngày bị ném bom nguyên tử

Tròn 73 năm sau ngày Mỹ ném quả bom nguyên tử Little Boy xuống thành phố Hiroshima ở Nhật Bản, thị trưởng thành phố này vào hôm 06/08/2018, một lần nữa đã lên tiếng kêu gọi tất cả các nước nỗ lực vì một thế giới không vũ khí hạt nhân.

Đèn lồng được thả trên dòng sông Mototasu để tưởng niệm nạn nhân Hiroshima, Nhật Bản, thiệt mạng do bom nguyên tử của Mỹ trong Thế Chiến II. Ảnh chụp ngày 06/08/2018.
Đèn lồng được thả trên dòng sông Mototasu để tưởng niệm nạn nhân Hiroshima, Nhật Bản, thiệt mạng do bom nguyên tử của Mỹ trong Thế Chiến II. Ảnh chụp ngày 06/08/2018. Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Quảng cáo

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, đúng 8h15 sáng, tiếng chuông tưởng niệm bắt đầu được gióng lên tại Công Viên Tưởng Niệm Hòa Bình ở Hiroshima. Đây chính là thời điểm quả bom nguyên tử được đặt tên là “Cậu bé - Little Boy” được chiếc oanh tạc cơ B-29 của Mỹ mang tên Elona Gay rơi xuống thành phố vào ngày 06/08/1945, khiến khoảng 140.000 người thiệt mạng ngay lập tức và trong những ngày sau đó.

Phát biểu nhân lễ tưởng niệm, ông Kazumi Matsui, thị trưởng Hiroshima, đã kêu gọi giới lãnh đạo trên thế giới triệt để cấm vũ khí hạt nhân, hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn loại vũ khí này. Đại diện của 85 quốc gia và Liên Hiệp Châu Âu đã tham dự lễ tưởng tưởng niệm hôm 06/08. Lần đầu tiên trong 3 năm, Mỹ đã cử đại sứ tại Nhật Bản tới dự lễ kỷ niệm.

Theo ông Matsui, “Nếu nhân loại quên đi lịch sử hoặc không muốn đối mặt với lịch sử, chúng ta vẫn có thể mắc phải một sai lầm khủng khiếp. Đó chính là lý do tại sao chúng ta phải nói về Hiroshima”.

Tại lễ tưởng niệm, thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiên phong hướng tới tạo lập một thế giới không có hạt nhân. Theo hãng tin Nhật Kyodo, với tư cách là nước duy nhất bị bom nguyên tử, Nhật Bản có một vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Điều oái oăm là vào lúc Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc đều có can dự vào tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản như bị gạt ra bên lề.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.