Vào nội dung chính
HOA KỲ - TRƯỜNG SA

Chiến hạm Mỹ tuần tra bên trong vùng 12 hải lý của đá Vành Khăn

Vào đúng lúc quan hệ Washington-Bắc Kinh có dấu hiệu tăng nhiệt trong địa hạt thương mại, Hải Quân Mỹ ngày 23/03/2018 đã cho một chiến hạm tiến vào tuần tra bên trong vùng 12 hải lý quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa.

Tầu khu trục USS Mustin (DDG 89) tập trận cùng với hải quân Nhật Bản trên Biển Đông, ngày 21/04/2015.
Tầu khu trục USS Mustin (DDG 89) tập trận cùng với hải quân Nhật Bản trên Biển Đông, ngày 21/04/2015. Reuters
Quảng cáo

Trả lời hãng tin Anh Reuters, một số quan chức Mỹ xác nhận đó là một chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải. Còn theo một quan chức Mỹ xin giấu tên, khu trục hạm USS Mustin đã tiến vào tuần tra trong vùng biển sát đá Vành Khăn (Mischief Reef) và thực hiện những thao tác tập dượt.

Đá Vành Khăn là một thực thể trên Biển Đông, đối tượng tranh chấp của cả Việt Nam, Philippines, Trung Quốc…, nhưng đã bị Trung Quốc chiếm đóng. Bắc Kinh đã cho xây dựng trên đó một phi đạo dài, cùng với nhiều cơ sở bị cho là mang tính chất quân sự.

Kể từ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Donald Trump, Hoa Kỳ đã thường xuyên cho tiến hành các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, cho tàu tuần tra sát các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng để thách thức các yêu sách quá đáng của Bắc Kinh.

Theo Reuters, cuộc tuần tra hôm nay của chiếc USS Mustin là phản ứng mới nhất của Washington để chống lại những gì bị coi là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm hạn chế quyền tự do đi lại tại Biển Đông.

Động thái này lại được thực hiện chỉ một hôm sau khi tổng thống Mỹ ký văn kiện áp thuế trên 60 tỉ đô la hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cả bộ Ngoại Giao lẫn Quốc Phòng Trung Quốc đều không trả lời câu hỏi của Reuters, nhưng sau những chuyến tuần tra trước đây của Hải Quân Mỹ, Bắc Kinh thường phản ứng giận dữ, gọi việc làm của Mỹ là hành vi khiêu khích, và dọa đáp trả.

Từ ngày tổng thống Mỹ nhậm chức đến nay, Hải quân Mỹ đã 4 cho tàu tiến vào tuần tra gần các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát tại Biển Đông, cả ở Hoàng Sa, lẫn Trường Sa.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.