Vào nội dung chính
HÀN QUỐC - NGOẠI GIAO

Đặc sứ Hàn Quốc sang Trung Quốc, Nhật, Nga

Seoul gửi hai đặc sứ, đã gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên hồi tuần trước tại Bình Nhưỡng, sang Bắc Kinh, Tokyo và Matxcơva, để kêu gọi các cường quốc ủng hộ hội nghị thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un, dự kiến vào tháng 5 và thượng đỉnh liên Triều trước đó một tháng.

Lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon (trái) bắt tay Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại Tokyo ngày 12/03/2018.
Lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon (trái) bắt tay Ngoại trưởng Nhật Taro Kono tại Tokyo ngày 12/03/2018. REUTERS/Franck Robichon/Pool
Quảng cáo

Theo thông báo của Phủ tổng thống Hàn Quốc được Reuters trích dẫn, chánh văn phòng an ninh quốc gia Chung Eui Yong (Trịnh Nghĩa Dung) và giám đốc tình báo quốc gia Seo Hoon, chia nhau, một người sang Bắc Kinh, một người đi Tokyo.

Theo lịch trình, ông Chung Eui Yong hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong ngày thứ hai 12/03/2018. Qua hôm sau, ông sẽ bay sang Nga. Đặc sứ thứ hai, giám đốc tình báo Seo Hoon (Từ Huân) sẽ gặp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo vào ngày 13/03. Mục đích của các chuyến đi này là thông báo với ba cường quốc tham gia "đàm phán hạt nhân 6 bên" về nội dung chuyếnđi của phái đoàn Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng và Washington, mà kết quả là lãnh đạo Mỹ-Bắc Triều Tiên đồng ý họp thượng đỉnh vào tháng 5 .

Cũng theo Reuters, một viên chức Phủ tổng thống Hàn Quốc cho báo chí biết thêm là rất có thể Bàn Môn Điếm sẽ là nơi họp thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong Un.

Trước đó, lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ gặp tổng thống Hàn Quốc vào tháng tư cũng tại Bàn Môn Điếm.

Truyền thông Hàn Quốc cho rằng Seoul đang « gấp rút » chuẩn bị hai điểm hẹn lịch sử này, nỗ lực vận động quốc tế trợ giúp để bảo đảm tiến trình phi hạt nhân hóa được suôn sẻ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.