Vào nội dung chính
PHILIPPINES - TRUNG QUỐC

Trung Quốc được phép nghiên cứu hải dương ven biển Philippines

Hôm nay 24/01/2018,truyền thông Philippines loan tin Manila đã cấp phép cho Trung Quốc để nghiên cứu hải dương học trong vùng biển phía tây nước này, bao trùm vùng Benham Rise, bờ đông đảo Luzon đến đảo Mindanao. Giấy phép có hiệu lực trong vòng 33 ngày kể từ ngày 24/01 đến hết ngày 25/02/2018.

Nguwofi Philippines biểu tình trước  cơ quan lãnh sự Trung Quốc tại Manila ngày 24/03/2017 phản đối Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển Benham Rise, tây Philippines.
Nguwofi Philippines biểu tình trước cơ quan lãnh sự Trung Quốc tại Manila ngày 24/03/2017 phản đối Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển Benham Rise, tây Philippines. TED ALJIBE / AFP
Quảng cáo

Bản thỏa thuận bốn trang, được ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano công bố, cho phép « Viện Đại Dương của Viện Hàn Lâm Khoa Học Trung Quốc đồng nghiên cứu với các nhà khoa học Philippines của Viện Khoa Học Hàng Hải thuộc đại học Philippines ».

Theo trang Rappler, Trung Quốc được phép thu thập dữ liệu nghiên cứu hải dương ở Tây Thái Bình Dương, nhưng bị nghiêm cấm khảo sát thủy văn, hoạt động lập bản đồ trong khu vực biển Philippines, khoan thăm dò trong thềm lục địa của Philippines và đánh bắt cá. Riêng các nhà khoa học Philippines được phép ra vào « không giới hạn » các khu vực nghiên cứu. Phía Philippines có quyền đình chỉ dự án nghiên cứu.

Trung Quốc sử dụng tầu nghiên cứu Ke Xue Hao, đã có mặt trong vùng biển Philippines từ ngày 23/01. Con tầu này phải cập nhật thường xuyên cho phía Philippines vị trí và diễn tiến của quá trình nghiên cứu.

Quyết định của chính phủ đã bị công luận chỉ trích. Luật sư Antonio Carpio thuộc Tòa Án Tối Cao đánh giá quyết định cho phép Trung Quốc thăm dò vùng biển Philippines là « khờ dại ». Còn ông Gary Alejano, đại diện của đảng Magdalo đối lập, cho rằng không thể tin vào Bắc Kinh vì « Trung Quốc nổi tiếng là nói một đằng, làm một nẻo ».

Trung Quốc dự kiến phát triển hai tầu lặn độ sâu 11 km

Từ giờ đến năm 2020, Trung Quốc dự kiến phát triển hai tầu lặn có thể đạt đến độ sâu 11 km. Trang tin Tân Hoa Xã ngày 23/01, trích lời ông Lý Phong (Li Feng), tổng thư ký hội nghiên cứu và phát triển tài nguyên khoáng sản đại dương Trung Quốc, cho biết một trong hai tầu lặn này sẽ được điều khiển từ xa và sẽ được đưa vào hoạt động sau loạt thử nghiệm.

Tầu lặn Giao Long (Jiaolong), từng đạt kỷ lục lặn sâu 7.062 mét vào tháng 06/2012, sẽ chính thức đi vào hoạt động vào năm 2018. Ngoài ra, Trung Quốc còn dự kiến phát triển thêm 4 tầu lặn khác. Ông Lý Phong cho biết hội nghiên cứu và phát triển tài nguyên khoáng sản đại dương Trung Quốc dự kiến thành lập một chi nhánh của Trung tâm Biển sâu Thanh Đảo (Qingdao) ở tỉnh Hải Nam.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.