Vào nội dung chính
HÀN QUỐC - BẮC TRIỀU TIÊN

Hàn Quốc: Thỏa thuận với Bình Nhưỡng về Thế Vận Hội gây tranh luận

Thỏa thuận đạt được tại Bàn Môn Điếm ngày 17/01/2018 giữa Seoul và Bình Nhưỡng được xem là một biểu tượng hoà giải trong bối cảnh đe dọa chiến tranh. Tuy nhiên, quyết định cho hai phái đoàn diễu hành chung và lập một đội tuyển nữ khúc côn cầu trên băng thống nhất gây bất bình cho nhiều người Hàn Quốc.

Vận động viên Bắc Triều Tiên Jang Choo Pak (T) và Hàn Quốc  Eun-Soon Chung mang cờ với biểu tượng thống nhất bán đảo trong buổi diễn hành khai mạc Thế Vận Sydney, Úc, 15/09/2000.
Vận động viên Bắc Triều Tiên Jang Choo Pak (T) và Hàn Quốc Eun-Soon Chung mang cờ với biểu tượng thống nhất bán đảo trong buổi diễn hành khai mạc Thế Vận Sydney, Úc, 15/09/2000. REUTERS/Andy Clark/Files
Quảng cáo

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường thuật :

"Chung một phái đoàn, hai nước Nam Bắc Hàn cùng diễu hành dưới một lá cờ hình bán đảo Triều Tiên màu xanh dương trên nền trắng. Biểu tượng rất có ý nghĩa, đây là cơ may bằng vàng để làm giảm căng thẳng, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In khen ngợi.

Về phía Hoa Kỳ, Nhà Trắng cho rằng tham gia Thế Vận Hội là một dịp để Bắc Triều Tiên và các vận động viên của Bắc Triều Tiên cảm nhận một ít hương vị tự do. Washington nghĩ rằng Thế Vận Hội Pyeongchang là cơ may để miền Bắc thấy được lợi ích nếu họ chấp nhận mở cửa, đánh đổi tình trạng cô lập bằng cách nhượng bộ từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những người bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa chỉ trich thỏa thuận diễu hành chung. Họ cho rằng Hàn Quốc đánh mất cơ hội giương cao ngọn cờ quốc gia trong buổi lễ khai mạc Thế Vận Hội. Các nữ vận động viên khúc côn cầu trên băng của Hàn Quốc cũng tức giận vì bị áp đặt phải đấu chung với những đồng đội không hề quen biết, ba tuần trước khi vòng tranh tài bắt đầu.

Nhưng để có thể hoà giải dân tộc thì phải chấp nhận một số nhượng bộ cần thiết, một nhật báo thiên tả của Hàn Quốc bình luận như thế.

Trong thập niên trước, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã ba lần diễu hành chung (2000 tại Sydney, 2004 tại Athen và 2006 tại Turino). Tiếc thay, biểu tượng tuyệt đẹp này không có tác dụng chính trị lâu dài."

Bắc Triều Tiên diễu binh

Phải chờ đến ngày 20/01/2017 mới biết Ủy Ban Thế Vận có chấp thuận các thỏa thuận trên đây của Bình Nhưỡng và Seoul. Trong khi đó, báo chí Hàn Quốc hôm nay, vào ngày 08/02 tới đây, tức một ngày trước khi Thế Vận Hội Mùa Đông khai mạc, quân đội Bắc Triều Tiên biểu dương lực lượng qua một cuộc diễu binh lớn tại Bình Nhưỡng với khoảng 12.000 binh sĩ và vũ khí tối tân để ghi dấu 70 năm thành lập.

Mỹ lên án Nga phá hoại nỗ lực quốc tế trừng phạt Bắc Triều Tiên

Trả lời phỏng vấn của Reuters hôm 17/01/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump lên án Nga đã vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc cấm vận Bình Nhưỡng, ám chỉ các vụ tàu Nga chuyển hàng cấm sang tàu Bắc Triều Tiên trên biển. Theo tổng thống Trump, Nga đã giúp cho Bình Nhưỡng tránh được cấm vận quốc tế và bán cho Bắc Triều Tiên những loại hàng mà Trung Quốc ngưng bán. Ngay lập tức, bộ Ngoại Giao Nga cho rằng những lời buộc tội này là "vô căn cứ".

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.