Vào nội dung chính
TRUNG QUỐC - MÊKÔNG

Diễn đàn Lan Thương-Mêkông: Bắc Kinh hào phóng với Phnom Penh

Diễn đàn Lan Thương – Mêkông kết thúc ngày 10/01/2018 tại Phnom Penh. Trung Quốc và 5 nước nằm dọc theo sông Mê Kông thông báo sẽ tiến hành hơn 100 dự án cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực. Những dự án này chủ yếu do Bắc Kinh tài trợ và tập trung nhiều ở Cam Bốt.

Người dân Vĩnh Long vận chuyển gạo trên sông Mêkông.
Người dân Vĩnh Long vận chuyển gạo trên sông Mêkông. Wikimedia Commons
Quảng cáo

Những món quà trị giá hàng tỷ euro sẽ được đổ vào Cam Bốt trong nhiều dự án lớn như đường cao tốc, một sân bay mới hay như một bệnh viện mới cho thủ đô Phnom Penh. Chỉ riêng với dự án đường cao tốc, chi phí ước tính đã lên đến hai tỷ euro, theo như tuyên bố của bộ trưởng Giao Thông Cam Bốt, ông Sun Chantol, trong buổi họp báo ngày 10/01/2018.

AFP nhận định Bắc Kinh đã « quen » hào phóng chi hàng tỷ tiền đầu tư với lãi suất thấp để « mua chuộc » sự hữu hảo của các nước láng giềng, nhất là tại Cam Bốt. Và Bắc Kinh đã khẳng định uy thế của mình trên hồ sơ này thông qua diễn đàn Lan Thương – Mêkông.

Thủ tướng Lý Khắc Cường, trước sự hiện diện của các bên tham gia, đã ca tụng mối hợp tác tốt đẹp giữa các nước ở thượng và hạ nguồn sông Mêkông, và kêu gọi hành động vì lợi ích chung.

Dòng sông Mêkông rộng lớn trải dài hơn 4.800km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, đi qua Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Nhưng trên thượng nguồn, Bắc Kinh đã có đến 6 đập nước. Và trong số 11 dự án xây đập thủy điện hạ nguồn, có đến hơn phân nửa là do Trung Quốc đầu tư.

Với việc kiểm soát lưu lượng dòng chảy trên thượng nguồn, có thể nói Trung Quốc đang nắm trong tay một vũ khí gây sức ép lợi hại. Mà bằng chứng là nhờ việc Bắc Kinh xả các đập nước mà Việt Nam đã tránh được nạn khô hạn trong năm 2016.

AFP khẳng định Bắc Kinh thông báo đầu tư vào Cam Bốt, nhưng đích ngắm chính là sông Mêkông.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.