Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - LIÊN HIỆP QUỐC

Cựu tổng thư ký LHQ yêu cầu Hội Đồng Bảo An áp lực trên Miến Điện

Điều trần trong một phiên họp kín trước Hội Đồng Bảo An ngày 13/10/2017 với tư cách chủ tịch ủy ban bảo vệ quyền của người Hồi Giáo Rohingya, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi gia tăng áp lực trên chính quyền Miến Điện để người tị nạn Rohingya tại Bangladesh sớm được trở về nguyên quán, chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.

Người Rohingyas cố bơi qua con sông ở biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh tại vùng Palang Khali. Ảnh tư liệu ngày 09/10/2017.
Người Rohingyas cố bơi qua con sông ở biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh tại vùng Palang Khali. Ảnh tư liệu ngày 09/10/2017. REUTERS/Mohammad Ponir Hossain
Quảng cáo

Thông tín viên RFI từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Marie Bourreau, tường trình :

Ông Kofi Annan đã ghi nhận một điều : không có kế hoạch B nếu như chính quyền Miến Điện từ chối các đề xuất của Liên Hiệp Quốc nhằm khép lại khủng hoảng cả về mặt chính trị lẫn nhân đạo đã đẩy hơn nửa triệu người Rohingya sang Bangladesh. Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói tới nhu cầu cần có 'một lộ trình rõ ràng và phải có sự đồng thuận của chính quyền Miến Điện', nếu không khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Trước mắt, các nhà ngoại giao kêu gọi Naypyitaw chấm dứt các vụ bạo hành, cho phép và không gây trở ngại cho các tổ chức nhân đạo đến hiện trường, bảo đảm an ninh cho thường dân. Thế nhưng đòi hỏi này không được toại nguyện do vấp phải sự chống đối từ phía Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Annan còn yêu cầu quốc tế công nhận quy chế của người Rohingya và phải công nhận quyền của số này được trở về nguyên quán. Quốc tế không thể để người tị nạn Rohingya sống mãi trong các trại tạm cư ở Bangladesh.

Tới nay, Miến Điện vẫn viện cớ là tình hình rất 'phức tạp', cho dù đã tỏ thiện chí khi khẳng định là muốn cộng tác với Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp kín hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, Miến Điện có cử một quan chức đến dự.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.