Vào nội dung chính

Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật tại Ấn Độ Dương

Tân Hoa Xã hôm qua 25/08/2017 loan báo hải quân Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật hiếm hoi ở Tây Ấn Độ Dương, trong bối cảnh căng thẳng với Ấn Độ.

Tàu Trung Quốc thường xuyên tập trận bắn đạn thật. Ảnh chụp ở biển Bộc Hải, ngày 07/08/2017.
Tàu Trung Quốc thường xuyên tập trận bắn đạn thật. Ảnh chụp ở biển Bộc Hải, ngày 07/08/2017. Reuters
Quảng cáo

Cuộc tập trận này có sự tham gia của khu trục hạm Trường Xuân (Changchun), chiến hạm tên lửa dẫn đường Kinh Châu (Jingzhou) và tàu tiếp liệu Sào Hồ (Chaohu). Đoàn tàu này đã khai hỏa vào các tàu địch và hoàn thành việc tiếp tế nhiên liệu, nước uống trong cuộc tập trận kéo dài nhiều ngày. Bản tin không cho biết địa điểm cụ thể. Chỉ huy hạm đội Trần Đức Nam (Chen Denan) cho biết, cuộc tập trận nhằm tăng cường hiệu năng của các chiến hạm trong trường hợp chiến đấu thực sự.

Cũng theo Tân Hoa Xã, hạm đội này đang thực hiện vòng thăm viếng hữu nghị tại châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, và đã tập trận chung với các chiến hạm của 10 nước từ khi khởi hành hôm 23/4.

Kể từ khi đụng độ với Ấn Độ tại Doklam, Trung Quốc đã biểu dương sức mạnh bằng cách tiến hành nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật tại Tây Tạng. Nhưng đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua Bắc Kinh cho tập trận hải quân trên Ấn Độ Dương, sau cuộc tập trận Malabar gần đây giữa hải quân ba nước Mỹ, Ấn, Nhật.

Với tham vọng bành trướng hải quân trên toàn cầu, Trung Quốc mới đây đã đưa vào hoạt động căn cứ hậu cần hàng hải ngoài nước đầu tiên tại Djibouti ở vùng Sừng Châu Phi trên Ấn Độ Dương, và ký kết hợp đồng thuê cảng Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm. Bắc Kinh cũng mua lại cảng chiến lược Gwadar của Pakistan, nối Tân Cương với hành lang kinh tế Trung Quốc- Pakistan đi xuyên qua vùng Cachemire do Pakistan chiếm đóng.

Nhật quan ngại vì oanh tạc cơ Trung Quốc bay qua bán đảo Kii

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm qua 25/08/2017 bày tỏ quan ngại trước sự kiện chưa từng có là sáu oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay qua eo biển Miyako, nằm giữa đảo Okinawa và Miyako ở Biển Hoa Đông, vào không phận bán đảo Kii. Ông Onodera cho biết Tokyo đã phản ứng thông qua các kênh ngoại giao, và tiếp tục theo dõi tình hình.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.