Vào nội dung chính
NHẬT BẢN-BẮC TRIỀU TIÊN

Tàu ngầm Bắc Triều Tiên hoạt động khả nghi gần Nhật Bản

Trên đài truyền hình Mỹ CNN, ngày 31/7/2017, các quan chức bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết một tàu ngầm Bắc Triều Tiên đã có nhiều hoạt động tại vùng biển quốc tế gần Nhật Bản.

Không chỉ có tên lửa, mà cả tàu ngầm Bắc Triều Tiên cũng là một mối đe dọa đối với Nhật Bản. Ảnh minh họa.
Không chỉ có tên lửa, mà cả tàu ngầm Bắc Triều Tiên cũng là một mối đe dọa đối với Nhật Bản. Ảnh minh họa. Kim Do-hoon/Yonhap via REUTERS
Quảng cáo

Hãng Reuters, trích lời hai nhân viên bộ Quốc Phòng Mỹ : một tàu ngầm lớp Romeo của Bình Nhưỡng đã đi vào vùng biển gần Nhật Bản, cách Bắc Triều Tiên 100 km. Đây có thể là một cuộc thử nghiệm “hệ thống phóng tên lửa lạnh” của Bình Nhưỡng.

Phương pháp phóng tên lửa này lợi dụng áp suất dưới mặt biển để phóng và châm ngòi tên lửa trên không trung, thay vì châm ngòi trên bề mặt tàu ngầm, tránh gây hư hại thân tàu cũng như thiết bị trên tàu.

Hoạt động tàu ngầm này diễn ra trong bối cảnh Bắc Triều Tiên, trước đó ba ngày, đã phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa. Theo các chuyên gia, nếu bay theo quỹ đạo trực diện, tên lửa này hoàn toàn có thể bắn tới phần lớn lãnh thổ Mỹ, bao gồm các thành phố Los Angeles, Denver, Chicago.

Tuy vậy, theo ông Micheal Elleman, cố vấn Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (International Institute for Strategic Studies), Bình Nhưỡng vẫn gặp trục trặc về thiết bị phóng tên lửa. Khi bay vào bầu khí quyết, lớp vỏ bọc tên lửa nổ tung do không chịu được áp suất.

Nhưng ông Elleman vẫn tỏ ra quan ngại về khả năng phát triển công nghệ tên lửa của Bắc Triều Tiên. Theo tính toán của ông, cũng như của Lầu Năm Góc, từ nay đến cuối năm, chính quyền Kim Jong Un hoàn toàn có khả năng làm chủ được kỹ thuật bắn tên lửa tới tận lãnh thổ Mỹ.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.