Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Kim Jong Nam nạn nhân cuộc ám sát được dự báo

Đăng ngày:

Từ thuốc độc, mỹ nhân kế cho đến quy buộc tội bất kính để thanh tóan nhau, chế độ do Kim Nhật Thành lập ra tại Bắc Triều Tiên, truyền đến đời thứ ba, càng ngày càng bạo ngược. Sự kiện người anh của lãnh đạo tối cao bị hạ sát bằng chất độc VX tại Malaysia ngày 13/02/2017 không khác chi kịch bản xã hội đen hay cây dù tẩm độc của mật vụ Bulgari thời cộng sản.

Bản thân Kim Jong Nam biết trước sẽ bị ám sát. Ảnh chụp tháng 11/2007.
Bản thân Kim Jong Nam biết trước sẽ bị ám sát. Ảnh chụp tháng 11/2007. Kyodo/via REUTERS
Quảng cáo

Tư pháp Malaysia truy nã bẩy nghi can Bắc Triều Tiên đã chạy về Bình Nhưỡng. Tình báo Mỹ và Hàn Quốc chỉ đích danh Kim Jong Un (Kim Chính Vân). Cục tình báo Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng đưa qua Malaysia ba nhóm « sát thủ », mỗi nhóm do một cán bộ của bộ An Ninh - tức mật vụ- và một quan chức của bộ Ngoại Giao chỉ huy. Hai trong ba nhóm đã tuyển hai phụ nữ người Indonesia và Việt Nam để ra tay.

Năm 2012, trong một e-mail trao đổi với người em lãnh đạo, Kim Jong Nam yêu cầu « em hủy bỏ lệnh hành quyết » nếu không « gia đình anh chỉ còn con đường tự sát vì không nơi chốn dung thân ». Một năm sau, Kim Jong Un ra lệnh giết chú dượng Jang Song Thaek, người đỡ đầu của Kim Jong Nam.

Từ sau vụ Kim Jong Nam (Kim Chính Nam) dùng hộ chiếu giả bị bắt tại Tokyo năm 2001, truyền thông Nhật Bản đặc biệt chú ý và tìm hiểu nhân vật một thời được xem là lãnh đạo đời thứ ba tương lai của chế độ Bình Nhưỡng trước khi bị thất sủng và bị ám sát hụt năm 2012 ở Macau.

Hai phóng viên Nhật Bản được Kim Jong Nam tin cậy, tiếp xúc kín nhiều lần, trao đổi hàng trăm điện thư và cả một bức thư cảnh báo gửi đi từ văn phòng của Kim Jong Un.

Năm 2012, Gomi Yogi ra quyển sách « Bố Kim Chính Nhật và tôi » cho dù Kim Jong Nam có yêu cầu chờ sau khi ông chết hãy công bố tác phẩm này.

Nhiều người cho rằng nội dung những lời tố cáo đã gây bất bình cho chế độ Bình Nhưỡng. Còn nữ phóng viên Fujita Minami, sau 30 lần tiếp chuyện với Kim Jong Nam cũng xác nhận nội dung quyển sách là chính xác : sau 10 năm du học, ở Nga và Thụy Sĩ, đúng ra là một phần tránh mặt bà mẹ kế, Kim Jong Nam hồi hương và được Kim Jong Il đưa đi một vòng thăm Bắc Triều Tiên. Kim Jong Nam đã nói với bố là « phải cải cách ». Sau này ông nói dứt khoát với Kim Jong Un : « Chế độ này không cải cách thì kinh tế sẽ sụp đổ, còn cải cách thì sẽ dẫn đến khủng hoảng và chế độ sẽ cáo chung ».

Có lẽ quan điểm tự do này là bản án tử hình của Kim Jong Nam. Điều phải xảy ra đã xảy ra.

Câu hỏi đặt ra là vì sao Kim Jong Nam lại muốn tố giác chế độ do cha ông lập ra ? Có dấu hiệu nào cho phép suy đoán chính Kim Jong Un chủ trương bịt miệng một tiếng nói đối kháng ? Từ Tokyo, giáo sư Vũ Đăng Khuê tổng hợp thông tin : « … Tháng 10 năm 2011, cô ký giả Fujita Minami cho xem một bức fax (điện thư) bảo Kim Jong Nam đừng chỉ trích chế độ nữa, trên tiêu đề thấy gửi đi từ văn phòng của Kim Chính Vân … ».

10:41

Giáo sư Vũ Đăng Khuê-Tokyo 02/03/2017

 

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.