Vào nội dung chính
BẮC TRIỀU TIÊN - TRỪNG PHẠT

Liên Hiệp Quốc : Bắc Triều Tiên lách trừng phạt qua trung gian

Bình Nhưỡng đã sử dụng trung gian và các công ty bình phong nhằm lách các biện pháp trừng phạt được cho là nghiêm khắc nhất của Liên Hiệp Quốc để tiếp tục trao đổi thương mại với Trung Quốc và Malaysia. Đây là kết luận của bản báo cáo dài 100 trang của Liên Hiệp Quốc.

Lãnh đạo Kim Jong Un thăm một công trình xây dựng. Ảnh do thông tấn xã Bắc Triều Tiên phát hành ngày 26/01/2017.
Lãnh đạo Kim Jong Un thăm một công trình xây dựng. Ảnh do thông tấn xã Bắc Triều Tiên phát hành ngày 26/01/2017. Ảnh tư liệu KCNA via REUTERS
Quảng cáo

Theo AFP, bản báo cáo được trình lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào tuần trước và khẳng định hai cuộc thử nghiệm hạt nhân và 26 lần thử tên lửa của Bắc Triều Tiên vào năm 2016 đã cho phép chế độ Bình Nhưỡng « đặt nền móng về mặt công nghệ để có thể làm chủ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc này sẽ còn tiếp tục ».

Tài liệunêu rõ Bắc Triều Tiên « tránh được các biện pháp trừng phạt về buôn bán các sản phẩm cấm nhờ vào các kỹ thuật luồn lách mà phạm vi, mức độ và độ tinh xảo không ngừng gia tăng ». Liên Hiệp Quốc đã thông qua hai nghị quyết trừng phạt mới để cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu than đá và hạn chế các giao dịch ngân hàng nhằm ngăn chận nguồn thu của chế độ của Kim Jong Un phục vụ cho các chương trình vũ khí đạn đạo, mà theo Liên Hiệp Quốc, đe dọa đến an ninh thế giới.

Tuy nhiên, việc áp dụng các nghị quyết trừng phạt trên không được các nước thành viên Liên Hiệp Quốc áp dụng đầy đủ và chắc chắn, nhờ vậy, theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc, Bình Nhưỡng đã lợi dụng để luồn lách được cấm vận.

Chỉ có 76 trên tổng số 192 nước thành viên đã trình lên Liên Hiệp Quốc các biện pháp để áp dụng các biện pháp trừng phạt này. Mới đây Trung Quốc đã thông báo tạm ngừng nhập than đá của Bắc Triều Tiên đến hết năm 2017.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.