Vào nội dung chính
CHÂU Á- HỒNG KÔNG

Bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông

Ngày 04/09/2016, gần 4 triệu cử tri Hồng Kông bỏ phiếu bầu lại 70 dân biểu trong Nghị viện. Đây là đợt tuyển cử đầu tiên kể từ đợt biểu tình rầm rộ đòi dân chủ hồi năm 2014 với " phong trào dù vàng". Giới quan sát coi cuộc bầu cử lần này là một cuộc trắc nghiệm về ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với đặc khi hành chính Hồng Kông. 

Roy Kwong Chun Yu (phải), trong cuộc vận động tranh cử Hồng Kông, ngày 03/09/2016
Roy Kwong Chun Yu (phải), trong cuộc vận động tranh cử Hồng Kông, ngày 03/09/2016 Reuters
Quảng cáo

Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI, Florence de Changy cho biết thêm :

" Một con số kỷ lục với 289 ứng viên chính thức ra tranh cử, trong khi nghị viện Hồng Kông chỉ bao gồm 70 đại biểu. Trong số những ứng cử viên mới, có khoảng 20 người từng tích cực tham gia phong trào dân chủ 'dù vàng'. Họ là những ứng viên trẻ, hầu hết chưa đầy 30 tuổi. Số này muốn đem lại một sự đổi mới cho Hồng Kông không chỉ bằng cách đấu tranh trên đường phố, mà họ thực sự muốn có tiếng nói trong hệ thống chính trị tại đặc khu hành chính này.

Một ngày trước cuộc bỏ phiếu, nhiều ứng cử viên đã rút lui, để dồn phiếu cho phe dân chủ, tránh để phe này bị chia rẽ và bị suy yếu so với bên thân Bắc Kinh, vốn được tổ chức một cách chặt chẽ và quy củ hơn.

Cuộc tuyển cử lần này quan trọng đối với tương lai của nền dân chủ Hồng Kông, thuộc địa cũ của vương quốc Anh. Nghị viện Hồng Kông là cơ quan có trách nhiệm thông qua những dự luật với đa số 2/3.

Trong khóa mãn nhiệm, phe dân chủ chỉ chiếm được có 27 trên tổng số 70 ghế của định chế này. Tuy nhiên mục tiêu đó của các ứng viên trẻ Hồng Kông và phe dân chủ chưa chắc đã dễ hoàn thành. Bởi vì trên thực tế chỉ có 40 trong số 70 dân biểu trong cơ quan lập pháp Hồng Kông thực sự phải thuyết phục cử tri, 30 ghế còn lại do các đoàn thế, hiệp hội nghề nghiệp bầu chọn. Chẳng hạn như vị dân biểu đại diện cho nghề đánh bắt thủy sản sẽ do 154 cử tri trong ngành bầu ra.

Thể thức bầu cử này chính là một trong những điều mà phe dân chủ Hồng Kông muốn thay đổi.”

 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.