Vào nội dung chính
HỒNG KÔNG - TRUNG QUỐC

Hồng Kông đề nghị bảo vệ một trong các nhân viên nhà sách “mất tích”

Vụ nhân viên nhà sách Hồng Kông bị “mất tích” lại có thêm diễn tiến mới. Cảnh sát Hồng Kông, hôm nay 06/07/2016, lên tiếng đề nghị bảo vệ ông Lâm Vinh Cơ (Lam Wing Kee), một trong số các nhân viên nhà sách mất tích và bị giam giữ nhiều tháng liền tại Trung Quốc mà không được gặp luật sư.

Người Hồng Kông phẫn nộ và lo ngại sau vụ 5 nhân viên nhà sácDân Hồng Kông biểu tình ngày 1/7/2016 ủng hộ dân chủ nhân kỷ niệm 19 năm ngày Anh quốc trao trả Hồng Kông.
Người Hồng Kông phẫn nộ và lo ngại sau vụ 5 nhân viên nhà sácDân Hồng Kông biểu tình ngày 1/7/2016 ủng hộ dân chủ nhân kỷ niệm 19 năm ngày Anh quốc trao trả Hồng Kông. REUTERS/Bobby Yip
Quảng cáo

Ông Hoàng Chí Hùng (Tony Wong), nhân vật thứ hai ngành cảnh sát Hồng Kông tuyên bố : Cảnh sát đặc khu sẵn sàng bảo vệ ông Lâm “nếu ông mong muốn”. Trước đó, chính quyền Bắc Kinh cảnh báo ông Lâm đã vi phạm các điều kiện giám sát tư pháp và ông Lâm rất có thể sẽ phải đối mặt với những biện pháp nghiêm khắc hơn, theo như tường thuật của truyền thông Hồng Kông.

AFP cho biết là Hồng Kông và Trung Quốc chưa ký kết hiệp ước dẫn độ. Do đó, trong vụ việc này, chính quyền đặc khu không bắt buộc phải giao nộp ông Lâm Vinh Cơ cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, vụ việc cũng đã đặt ông Lương Chấn Anh (Leung Chun-ying), trưởng đặc khu hành chính và được cho là ủng hộ Bắc Kinh vào một tình thế khó xử. Ông Lương Chấn Anh giờ nằm trong gọng kìm, giữa một bên là chính quyền Trung Quốc và bên kia là người dân Hồng Kông, đang trong cơn phẫn nộ trước những can thiệp của Bắc Kinh.

Ông Lâm Vinh Cơ, 61 tuổi là một trong số năm nhân viên nhà sách Hồng Kông bị mất tích hồi cuối năm 2015. Theo lời kể, ông Lâm đã bị bắt tại Thẩm Quyến, miền nam Trung Quốc. Sau 8 tháng bị giam, vì tội đưa sách cấm vào đại lục, ông được trả tự do có điều kiện.

Trên nguyên tắc, ông Lâm Vinh Cơ phải trở lại đại lục trong tháng rồi, nhưng ông đã từ chối thực hiện.

Tuần rồi, ông có thông báo tham gia cuộc tuần hành nhân kỷ niệm 19 năm ngày Hồng Kông được Anh Quốc trao trả về cho Trung Quốc, nhưng vào phút chót ông phải từ bỏ ý định, ông cho biết đang bị theo dõi.

Trong vụ năm nhân viên nhà sách mất tích, ông Lâm Vinh Cơ là người duy nhất dám công khai bày tỏ vụ việc, đồng thời ngầm ý cho thấy bốn người khác đang chịu đựng nhiều áp lực từ Trung Quốc. Vụ việc xảy ra càng làm cho người dân Hồng Kông thêm lo sợ là Trung Quốc gia tăng kiểm soát đặc khu hành chính này.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.