Vào nội dung chính
CHÂU ÂU - TRUNG QUỐC

''Kinh tế thị trường'': Châu Âu sẽ nói ''không'' với Trung Quốc

Liên Hiệp Châu Âu có nên nhìn nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường hay không ? Nghị viện Châu Âu sẽ biểu quyết vào ngày 12/05/2016. Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG, vì trong cuộc thảo luận tại nghị trường, hầu hết các nghị sĩ đều hoài nghi tính chất tự do của nền kinh tế Trung Quốc, cho dù Bắc Kinh được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới kết nạp từ 15 năm nay.

Kho dự trữ ống thép tại một doanh nghiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc (Hebeï), Trung Quốc.
Kho dự trữ ống thép tại một doanh nghiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc (Hebeï), Trung Quốc. REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Quảng cáo

Từ Nghị Viện châu Âu ở Strasbourg, miền đông nước Pháp, thông tín viên Anastasia Beccio tường thuật :

Một chuyện ít khi xảy ra, gần như toàn thể Nghị Viện châu Âu đều đồng ý trên một vấn đề : Trung Quốc không phải là nền kinh tế thị trường.

Đại biểu Yannick Jadot, thuộc khối bảo vệ môi trường, nhận định : Nhà nước Trung Quốc can thiệp vào mọi lãnh vực, mọi ngõ ngách của nền kinh tế và thúc đẩy sản xuất quá tải. Từ nhiều năm nay, Trung Quốc sản xuất dư thừa pin mặt trời, bây giờ là tới thép. Hệ quả là gây khó khăn cho công nghiệp châu Âu và làm mất đi hàng ngàn hoặc hàng triệu việc làm.

Một nghị quyết của Nghị Viện châu Âu, không mang tính cưỡng chế ở giai đoạn này, sẽ được thông qua một cách dễ dàng vào ngày thứ Năm 12/05. Tuy các nghị sĩ châu Âu dứt khoát không cho Trung Quốc quy chế kinh tế thị trường, thì ngược lại lập trường của Ủy Ban Châu Âu (hành pháp) và các quốc gia thành viên có vẻ thận trọng hơn, vì sợ Bắc Kinh trả đủa.

« Thái độ của một thằng ngu trong ngôi làng toàn cầu »

Dân biểu xã hội Emmanuel Maurel giải thích : Một số thành viên Liên Hiệp Châu Âu không muốn công khai xác định lập trường vì sợ Trung Quốc trả đũa. Một số thành viên khác trong đó có Anh Quốc, Hà Lan không muốn tăng cường các biện pháp tự vệ thương mại chống trợ giá sản xuất và xuất khẩu. Nếu châu Âu xử sự như một thằng ngốc của ngôi làng thế giới, trong khi các quốc gia khác bảo hộ thương mại, thì chúng ta sẽ  khiến ngành kỹ nghệ lẫn cho người lao động của châu Âu lao thẳng vào thất bại nhục nhã ». 

Theo nghiên cứu của Viện Chính Sách Kinh tế, nếu công nhận Trung Quốc có kinh tế thị trường thì Liên Hiệp Châu Âu sẽ mất đến 3,5 triệu việc làm.

Bất đồng thương mại Mỹ-Trung về thịt gà

Ngày 10/05/2016, bộ Thương Mại Mỹ đã đệ đơn kiện lần thứ hai lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) về việc Trung Quốc áp dụng thuế chống phá giá đối với thịt gà Mỹ.

Bộ Thương Mại Hoa Kỳ kiện, một phần là vì Trung Quốc đã không tính đúng chi phí sản xuất thị gà của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Quốc đã không thực hiện các điều tra minh bạch và vi phạm các nguyên tắc của WTO trong việc chứng minh thịt gà xuất khẩu của Mỹ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Trung Quốc.

Trung Quốc cho biết lấy làm tiếc về hành động của Hoa Kỳ và sẽ giải quyết vấn đề theo các quy trình của WTO.

Năm 2014, Trung Quốc đã xem xét lại và giảm thuế thịt gà Mỹ sau khi WTO chấp thuận yêu cầu của Mỹ rằng Trung Quốc đã vi phạm một số nguyên tắc của WTO. Lượng gà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm mạnh khi Trung Quốc áp thuế chống phá giá, lên đến 73,3%.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.