Vào nội dung chính
NHẬT BẢN

Nhật : Tự do báo chí bị đe dọa

Hôm thứ Ba vừa rồi, 19/03/2016, sau một tuần gặp gỡ các đại diện của truyền thông Nhật và nước ngoài, phái viên của Liên Hiệp Quốc về tự do ngôn luận, ông David Kaye, đã kêu gọi chính phủ Nhật phải đảm bảo quyền tự do báo chí.

Các nhà báo Nhật phỏng vấn thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo ngày 17/10/2012.
Các nhà báo Nhật phỏng vấn thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo ngày 17/10/2012. REUTERS/Kyodo
Quảng cáo

Mở đầu bản báo cáo của mình về tình trạng tự do báo chí tại Nhật, đặc phái viên của LHQ khẳng định : « Tự do báo chí đang đối mặt với những mối đe dọa nghiêm trọng », các nhà báo lo lắng về « khả năng được viết một cách độc lập về một số vấn đề ».

Chính phủ bảo thủ của thủ thướng Shinzo Abe, lên cầm quyền từ cuối 2012, cùng với đảng Tự Do-Dân Chủ, thường xuyên là đối tượng bị chỉ trích liên quan đến vấn đề này. Năm 2013, nghị viện Nhật đã thông qua một đạo luật về bí mật quốc gia mà rất đông các nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác đánh giá là bóp nghẹt tự do.

Mới đây, bà bộ trưởng Nội vụ, Sanae Takaichi, đã dọa một số kênh truyền hình la sẽ cấm cho phát sóng trong trường hợp họ làm các phóng sự bị coi là sai lệch về đường lối chính trị. Bản thân thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã lên tiếng bảo vệ bà bộ trưởng này bằng việc nhắc lại rằng ông hoàn toàn ủng hộ tự do ngôn luận.

Trong suốt chuyến viếng thăm Nhật của ông, phái viên của Liên Hiệp Quốc đã không gặp được bà bộ trưởng Nội Vụ Takaichi. Ông này nhận định : « Không một chính phủ nào được phép nhận định điều gì là đúng đắn » và « trên lý thuyết, các phương tiện truyền thông không phải chịu sự điều tiết của chính phủ trung ương ». Về điều này, ông David Kaye khuyên nên có một cơ quan độc lập đóng vai trò giám sát báo chí. Đồng thời, ông cũng kêu gọi thay đổi điều luật liên quan đến bí mật quốc gia nhằm loại bỏ mọi hậu quả đe dọa tới giới nhà báo.

Cuối cùng ông lên tiếng ủng hộ việc bãi bỏ hệ thống các « kisha clubs », được hiểu như câu lạc bộ các nhà báo, mà ở đó, mỗi người trực thuộc vào một bộ, một tổ chức công hoặc tư và thậm chí có thể là cả các công ty lớn, và tùy theo đó mà chỉ một nhóm nhỏ các nhà báo được quyền biết các thông tin thuộc dạng ưu tiên.

Theo đánh giá của tổ chức Nhà báo không biên giới về quyền tự do báo chí trên toàn thế giới, năm 2013, Nhật đứng thứ 53 trên 180 nước, năm 2014 là thứ 59 và năm ngoái 2015, đã tụt xuống thứ 61.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.