Vào nội dung chính
Tạp chí tiêu điểm

Nhật Bản kéo G7 ủng hộ lập trường lên án Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông

Đăng ngày:

Các quốc gia Đông Nam Á bị Bắc kinh lấn hiếp chủ quyền biển đảo có thể tin cậy vào Tokyo hay không ? Trong hai năm liên tiếp, qua sự vận động của Nhật Bản, chính sách của Trung Quốc đơn phương tuyên bố Biển Đông là ao nhà đã bị G7, nhóm 7 nước tây phương phát triển nhất thế giới lên án, bất chấp các phản ứng dọa nạt của chế độ Tập Cận Bình.

Ngoại trưởng nhóm G7-Hiroshima. Ảnh ngày 10/04/2016.
Ngoại trưởng nhóm G7-Hiroshima. Ảnh ngày 10/04/2016. Reuters
Quảng cáo

Theo AFP, ngày 12/04/2016, Bắc Kinh không kềm chế được giận dữ sau khi các ngoại trưởng của nhóm G7 họp tại Hiroshima tuyên bố cứng rắn chống lại mọi hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nhóm G7 gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Ý và Nhật Bản, chủ tịch luân lưu năm 2016.

Giận dữ, ngay lập tức, bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi « G7 giữ lời hứa, nên lo cho kinh tế tăng trưởng yếu , tránh can thiệp vào tranh chấp chủ quyền » và triệu đại sứ của các thành viên G7 lên bộ Ngoại Giao để phản đối.

Thủ tướng Shinzo Abe đã bất chấp đe dọa của Bắc Kinh, mà lần cuối cùng qua chuyến viếng thăm của thứ trưởng Ngoại giao Khổng Huyễn Hựu tại Tokyo hồi cuối tháng ba, đặt quan hệ Trung- Nhật lên bàn cân.

Trong thông cáo chung sau cuộc họp ở Hiroshima, chuẩn bị cho Thượng đỉnh vào cuối tháng 5, nhóm 7 nước giàu mạnh nhất thế giới, một lần nữa tuyên bố « chống lại mọi hành động đơn phương hiếp đáp , cưỡng chế hay khiêu khích nhằm thay đổi nguyên trạng tại Biển Hoa đông và Biển Đông ».

Đây là lần thứ hai trong hai năm liên tiếp 2015 và 2016 , tham vọng bá quyền của Trung Quốc bị G7 lên án. Đây là kết quả nỗ lực vận động xuyên suốt của Tokyo từ trước khi Bắc Kinh công khai quân sự hóa biển Đông với cơ sở quân sự, phi trường, đại pháo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hàng chục (16) máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).

Chính sách của Nhật Bản đang được các quốc gia khu vực lẫn các cường quốc tây phương ủng hộ. Không kể Hoa Kỳ với chính sách « xoay trục », toàn bộ nhóm G7 lên tiếng tán đồng.

Ngày 12/04 vừa qua, ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố với xác quyết : Hoa Kỳ ý thức tình hình châu Á Thái Bình Dương nghiêm trọng vì những hành động không thượng tôn pháp luật.

Tại chổ, Philippines kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế La Haye, tăng cường võ trang, mở cửa 5 căn cứ quân sự cho quân đội Hoa Kỳ luân lưu đóng quân. Malaysia nếm mùi « hạm đội đánh cá » của Trung Quốc và Indonesia xây dựng căn cứ tiền đồn phòng không ở đảo Natuna với vũ khí tối tân nhất.

Việt Nam bắt đầu có phản ứng rõ nét hơn. Báo chí do nhà nước kiểm sóat bắt đầu đưa tin tố cáo những hành động của Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là vì những lý do sâu xa nào thúc đẩy Tokyo kiên trì thuyết phục tây phương ủng hộ cuộc tranh đấu của các nước nạn nhân của Trung Quốc ? Do đâu Trung Quốc bất bình thái độ đứng đầu gió của « võ sĩ đạo châu Á » được ủng hộ ?

Nhà báo Lưu Tường Quang, từ Sydney, phân tích :

07:29

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney

 

« Chính sách của Nhật là một chính sách thuần nhất trước sau như một……  trước hành động ngang ngược của Trung Quốc , thứ hai là để phản ứng lại chính sách quân sự hóa của Trung Quốc tại biển đông, thứ ba là để dự trù trước thái độ của Trung Quốc đối với phán quyết của Toà án Trọng tài Quốc tế Lahaye trong vụ kiện của Philippines.

Nhật Bản còn mục đích địa lý chính trị, sử dụng đường lối ngoại giao rõ rệt và thuần nhất để có thể chứng tỏ có vai trò quan trọng trong bàn cờ chính trị tại Châu Á Thái Bình Dương, có tiếng nói với các nước Đông Nam Á đồng thời phù hợp với lập trường của Hoa kỳ…. »

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Xem các tập khác
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.