Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Miến Điện hủy bỏ tình trạng khẩn cấp tại Rakhine

Sau bốn năm ban hành tình trạng khẩn cấp ở bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nơi xảy ra bạo động đẩm máu giữa người thiểu số theo đạo Hồi và tín đồ một hệ phái Phật Giáo cực đoan, chính phủ Miến Điện thông báo « tình hình khả quan, an ninh vãn hồi »

Người Hồi giáo Rohingya, tại một trại tỵ nạn gần Sittwe. Ảnh năm 2013
Người Hồi giáo Rohingya, tại một trại tỵ nạn gần Sittwe. Ảnh năm 2013 Reuters/Damir Sagolj
Quảng cáo

Bản thông cáo của tổng thống Miến Điện Thein Sein cho biết hiện không còn nguy cơ đe dọa dân chúng ở Rakhine. Một các cụ thể, sự hiện diện của quân đội trong vùng có sắc dân Rohingya theo đạo Hồi sẽ được giảm xuống.

Thông báo hủy bỏ tình trạng khẩn cấp được tổng thống Thein Sein công bố bốn hôm trước khi hết nhiệm kỳ, có thể là món quà tẩm độc tặng cho bà Aung San Suu Kyi mà nội các mới sẽ nhậm chức vào ngày thứ sáu 01/04. Một nhà phân tích Miến Điện cho rằng chính quyền Thein Sein « giành công lao nhưng để hậu quả lại cho chính phủ mới ».

Theo AFP, phe Phật giáo cực đoan tung tin là bà Aung San Suu Kyi i thân với người theo đạo Hồi, cho dù bà rất thận trọng khi đề cập đến tình trạng sắc tộc Rohingya, bị chế độ hiện nay ngược đãi.

Sau những vụ xung đột đẫm máu cho đến năm 2012, từ khi tình trạng khẩn cấp được ban hành, bạo động đã chấm dứt, nhưng căng thẳng giữa cộng đồng Phật giáo đa số và Hồi giáo thiểu số vẫn không giảm do ảnh hưởng của giới tu sĩ cực đoan ủng hộ chính quyền mãn nhiệm. Đảng Arakan Dân Tộc thuộc xu hướng này tuyên bố đe dọa : « tình hình tạm yên nhưng có thể bùng nổ bất ngờ ».

Dấu hiệu đáng lo là ngày hôm qua, nhóm đại biểu nghị viện Rakhine đã bỏ phòng họp khi một đại biểu của Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ được chỉ định làm chủ tịch nghị viện.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.