Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN - THÁI LAN

Biểu tình phản đối Thái Lan kết án tử hình 2 công dân Miến Điện

Một ngày sau khi tư pháp Thái Lan kết án tử hình hai thanh niên Miến Điện bị cáo buộc sát hại hai du khách người Anh năm 2014, ngày 25/12/2015, hàng trăm người Miến Điện biểu tình trước sứ quán Thái Lan tại Rangun đòi công lý cho Zaw Lin và Win Zaw Tun.

Dân Miến Điện biểu tình trước sứ quán Thái Lan đòi công lý cho Zaw Lin và Win Zaw Tun
Dân Miến Điện biểu tình trước sứ quán Thái Lan đòi công lý cho Zaw Lin và Win Zaw Tun REUTERS /Soe Zeya Tun
Quảng cáo

Nhiều tu sĩ Phật giáo tham gia cuộc biểu tình sáng nay tước tòa đại sứ Thái Lan ở Rangun, đòi công lý cho hai thanh niên Miến Điện. Đoàn người biểu tình cho rằng Zaw Lin và Win Zaw Tun bị xử oan.

Hai thanh niên Miến Điện nói trên bị kết án tử hình vì tội giết hại hai du khách người Anh, David Miller và Hannah Witheridge vào tháng 9/2014. Luật sư của bên bị cáo chỉ trích cảnh sát Thái Lan điều tra không tới nơi tới chốn, và xem phán quyết của tư pháp Thái Lan là “một hành vi phân biệt đối xử” nhắm vào người Miến Điện.

Vẫn theo lời của luật sư bào chữa cho bên bị cáo, “thật là bất công” cho hai thanh niên Miến Điện bị đưa ra xét xử khi chỉ có “ít bằng chứng và không có nhân chứng” nào xác minh hai người này là thủ phạm vụ giết hai du khách người Anh.

Đoàn người biểu tình trước tòa đại sứ Thái Lan tại Rangun hô to khẩu hiệu đòi tự do cho Zaw Lin và Win Zaw Tun. Nhiều tờ báo của Miến Điện đều đưa sự kiện này lên trang nhất. Tờ Daily Eleven khẳng định : “Hai người Miến Điện bị hy sinh để Thái Lan cứu vãn danh dự”.

Xác của hai du khách mang quốc tịch Anh, David Miller và Hannah Witheridge đã được tìm thấy trên bãi biển đảo Koh Tao vào giữa tháng 09/2014. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền nam Thái Lan. Vụ án mạng này làm xấu đi hình ảnh “thiên đường du lịch” của Thái Lan.

Nhiều nhà bảo vệ nhân quyền cho rằng vụ án nhắm vào hai công dân Miến Điện một lần nữa khiến công luận nghi ngờ về cách thức điều tra của cảnh sát Thái Lan. Bản tin của AFP ghi nhận : Tư pháp Thái thường xuyên bị tham nhũng làm lũng đoạn và bị quyền lực chính trị chi phối.

Người lao động nhập cư nghèo khổ từ các nước láng giềng đến Thái Lan tìm kế sinh nhai, chủ yếu là người Miến Điện, thường bị tố cáo là các tội phạm.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.