Vào nội dung chính
KINH TẾ - THẾ GIỚI

Trong 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất có Singapore, Nhật và Hồng Kông

Trong bảng xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về các quốc gia có sức cạnh tranh cao nhất, Singapore đứng hàng thứ nhì, trước Mỹ. Nhật Bản dành được hạng sáu trước Hồng Kông.

Singapore được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ hai về khả năng cạnh tranh, sau Thụy Sĩ. Trong ảnh, một cảnh chào quốc kỳ Singapore.
Singapore được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp thứ hai về khả năng cạnh tranh, sau Thụy Sĩ. Trong ảnh, một cảnh chào quốc kỳ Singapore. REUTERS/Lee Hsien Loong Facebook
Quảng cáo

Theo bản tin của AisiaNews trên mạng ngày 03/10/2015, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), có trụ sở tại Genève, vừa công bố bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh tại 140 quốc gia. Dẫn đầu bảng là Thụy Sĩ, ngay ở vị trí thứ nhì là Singpore và Mỹ đứng hạng ba. Ba vị trí hàng đầu không thay đổi so với bảng xếp hạng của năm 2014.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới căn cứ trên 113 tiêu chuẩn để thành lập danh sách nói trên. Singapore với chưa đầy 6 triệu dân được xem là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao nhất tại châu Á, trong lúc Nhật Bản chỉ được xếp vào hạng thứ 6 và Hồng Kông đứng thứ 7. Trung Quốc đứng hạng thứ 28, thua Hàn Quốc hai hạng. Việt Nam được xếp ở hạng thứ 56, ngay sau Ấn Độ. Trong lúc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái, nền kinh tế Nam Á này, đã nhảy vọt 16 nấc, để đứng hàng thứ 55 trên tổng 140 quốc gia được Diễn đàn quan tâm.

Nhìn đến phần còn lại, quốc gia có bước tiến bộ ngoạn mục nhất là Hà Lan, đang từ hạng 8 nhảy lên hạng năm trong 12 tháng vừa qua. Ngược lại Brazil tuột dốc một cách thê thảm đang từ hạng thứ 14 trong số các nền kinh tế có sức cạnh tranh tốt nhất của thế giới đã bị giáng xuống hạng thứ 74, tức là rơi 60 bậc trên nấc thang của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. 

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.