Vào nội dung chính
NEPAL

Đối lập Nepal thúc đẩy việc soạn thảo Hiến pháp liên bang

Các đảng phái chính trị đối lập tại Nepal đã ký một bản hiệp ước quyết định cho phép soạn thảo một bản Hiến pháp mới. Thông tin trên được Thủ tướng nước này đưa ra ngày hôm nay, 09/08/2015.

Quốc hội Nepal bắt đầu thảo luận về bản Hiến pháp mới từ năm 2008 - Reuters /Navesh Chitrakar
Quốc hội Nepal bắt đầu thảo luận về bản Hiến pháp mới từ năm 2008 - Reuters /Navesh Chitrakar
Quảng cáo

Được ký vào tối hôm qua ngày 08/08/2015, bản hiệp định mới cũng quyết định thành lập sáu tỉnh có chung đường biên giới với Ấn Độ, một cường quốc trong vùng. Trước đó, vào tháng Sáu, chỉ hai tháng sau thảm họa động đất xảy ra, các tổ chức chính trị Nepal đã ký kết, một hiệp định lịch sử nhằm phân chia lãnh thổ đất nước, với dự định ban đầu là tám tỉnh.

Trong một thông điệp trên mạng Twitter, Thủ tướng Sushil Koirala viết : « Một bản Hiến pháp liên bang và phân định đường phân giới đã được cam kết thực hiện. Tôi kêu gọi mọi người không rơi bẫy những tranh chấp nhỏ nhặt và cùng nhay xây dựng và phát triển đất nước ». Còn Bộ trưởng Thông tin Minendra Rijal phát biểu với AFP rằng : « Hiệp định này giúp việc soạn thảo Hiến pháp được tiến triển nhanh hơn ».

Công việc trao đổi và tư vấn về các đường biên giới mới diễn ra rất phức tạp, đôi khi xảy ra cả bạo lực, đặc biệt tại các khu vực đồng bằng miền nam nước này, nơi có nhiều cộng đồng người bị gạt ngoài lề xã hội, như người Madhesis.

Phe đối lập theo chủ nghĩa Mao muốn rằng những tỉnh mới phải tạo được điều kiện phát triển cho những cộng đồng người trên, nhưng các đảng phái khác lại lo ngại tính thống nhất dân tộc bị đe dọa.

Các nghị sĩ Nepal đã bắt đầu thảo luận về một bản Hiến pháp mới từ năm 2008 sau khi chấm dứt một thập niên nổi dậy của những người theo chủ nghĩa Mao. Các cuộc xung đột đã khiến 16.000 chết và đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ.

Tuy nhiên, các cuộc tranh chấp giữa các đảng phải đã làm quá trình soạn thảo dừng lại. Kết quả là nước Nepal, một trong những quốc gia nghèo nhất hành tinh, chìm trong bất ổn chính trị từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 2006, khiến Nhà nước không đưa ra được bất kỳ quyết định quan trọng nào.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.