Vào nội dung chính
MIẾN ĐIỆN

Angelina Jolie đến Miến Điện thăm các công nhân dệt may

Hôm qua 01/08/2015, Angelina Jolie đã ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc thành phố Rangoon. Ngôi người sao màn bạc người Mỹ đã đến Miến Điện với tư cách là đặc sứ Liên Hiệp Quốc, theo lời mời của lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.

Angelina Jolie và Aung San Suu Kyi ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc Rangoon - REUTERS /Soe Zeya Tun
Angelina Jolie và Aung San Suu Kyi ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc Rangoon - REUTERS /Soe Zeya Tun
Quảng cáo

Cả hai nhân vật nổi tiếng này đã tiếp xúc trao đổi với các nữ công nhân ngành dệt may để tìm hiểu thêm về diều kiện làm việc của họ. Miến Điện đang trên đà hội nhập thế giới từ khi cộng đồng quốc tế bãi bỏ cấm vậm. Tuy nhiên, công nhân ngành dệt may thường hay xuống đường biểu tình đòi tăng lương. Thông tín viên RFI Rémy Favre tường trình từ Rangoon : 

Hồi đầu năm 2015, hàng ngàn nữ công nhân ngành dệt may đã nhiều lần đình công tại Rangoon : họ phong toả lối vào các xưởng may, đôi khi nhốt các ông giám đốc quản lý trong phòng làm việc, đòi các chủ nhà máy phải tăng lương cho họ. Các phong trào đình công này mới xuất hiện gần đây tại Miến Điện, kể từ khi chính phủ Miến Điện trong quá trình dân chủ hóa, đã cho phép thành lập các công đoàn, cách đây bốn năm. 

Ngành dệt may Miến Điện đang phát triển mạnh mẽ trong hai năm qua, nhất là kể từ khi các quốc gia phương Tây đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Hơn 200.000 người, đại đa số là phụ nữ làm việc trong các xưởng may, tức là cao hơn gấp 4 lần so với cách đây hai năm. Hiện giờ ngành dệt may ở Miến Điện chiếm 10% tổng kim ngạnh xuất khẩu, tương đương với hơn một tỷ đô la hàng năm. 

Trong tháng qua, các nữ công nhân dệt may đã yêu cầu việc ấn định một mức lương tối thiểu : phía công đoàn đề nghị 4.000 kyats mỗi ngày, tức tương đương vói khoảng 4 đô la cho 8 giờ làm việc. Tuy nhiên, giới chủ đã bác bỏ yêu cầu này, với lập luận mức lương tăng quá nhanh, đôi khi là tăng gấp đôi đối với các trường hợp công nhân còn thiếu tay nghề. Các giám đốc nhà máy còn cho rằng việc tăng lương như vậy sẽ khiến cho Miến Điện mất sức cạnh tranh, và ngành dệt may có nguy cơ giảm xuất khẩu.

Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

Tải ứng dụng RFI để theo dõi toàn bộ thời sự quốc tế

Chia sẻ :
Không tìm thấy trang

Nội dung bạn đang cố truy cập không tồn tại hoặc không còn khả dụng.